10 sản phẩm công nghệ “xấu số” được xót thương nhất

10 sản phẩm công nghệ “xấu số” được xót thương nhất ảnh 1

Máy ảnh chụp lấy ngay Polaroid đã bị ngừng sản xuất từ năm 2008. Ảnh: Internet

Apple Newton (1993-1998)

10 sản phẩm công nghệ “xấu số” được xót thương nhất ảnh 2

Đây là nỗ lực đầu tiên của Apple vào thị trường thiết bị cầm tay. Apple Newton dùng một bút cảm ứng và phần mềm nhận diện chữ viết để ghi chú, sắp xếp lịch, tra cứu thông tin danh bạ. Có nhiều giả thuyết xoay quanh lí do sản phẩm bị ngừng sản xuất, ví dụ từ điển nhận diện chữ viết tay chỉ bao gồm 10.000 từ. Có vẻ lí do lớn nhất là vấn đề tài chính mà Apple gặp phải thời điểm ấy.

Palm Pilot (1997-2010)

10 sản phẩm công nghệ “xấu số” được xót thương nhất ảnh 3

Một trong những di sản khác của cuối những năm 1990, các thiết bị của Palm đwocj xem là trợ lí cầm tay sáng giá trong nhiều năm và vô cùng được ưa chuộng đối với các doanh nhân. Chúng có thể chạy các ứng đụng đặc biệt như smartphone ngày nay và thậm chí còn có kết nối dữ liệu không dây riêng. Tuy nhiên, sản phẩm bị “kết liễu” sau khi HP mua Palm năm 2010 với giá 1,2 tỉ USD.

Google Reader (2005-2013)

10 sản phẩm công nghệ “xấu số” được xót thương nhất ảnh 4

Từ 1/7/2013, Google sẽ đóng cửa Google Reader, một trình đọc tin tức RSS vô cùng mạnh mẽ. Nhiều ngươi ưa chuộng Reader song dường như thế là chưa đủ để Google giữ lại nó. Giải thích cho việc chấm dứt dịch vụ, Google viết: “Dù sản phẩm có lượng người dùng trung thành, theo từng năm lượng sử dụng đã bị tụt giảm. Vì thế vào ngày 1/7/2013, chúng tôi sẽ cho Google Reader nghỉ hưu”.

HP TouchPad (2011)

10 sản phẩm công nghệ “xấu số” được xót thương nhất ảnh 5

Sinh ra và biến mất trong cùng một năm, việc TouchPad bị ngừng sản xuất gần như bị xem là trò cười. Bất chấp những hứa hẹn ban đầu, sản phẩm đã bị khai tử chỉ sau hơn 1 tháng bán ra. Hãng máy tính HP giải thích sẽ không phát hành thêm một sản phẩm WebOS nào khác nữa.

Cisco Flip (2006-2011)

10 sản phẩm công nghệ “xấu số” được xót thương nhất ảnh 6

Flip là mẫu máy ảnh siêu đơn giản, vừa túi áo, được ưa chuộng có khả năng quay video một tiếng. Tuy nhiên, Cisco mua lại công ty Pure Digital Technologies và quyết định ngừng sản xuất thiết bị. Cisco quyết định dùng các nguồn lực của công ty con để hỗ trợ “4 trong 5 ưu tiên chính của công ty”. Ngoài ra, khi đó điện thoại có tính năng chụp ảnh, quay phim đã đủ ưu việt để người dùng không cần thiết phải mang theo máy quay bên mình nữa.

Sparrow (2011-2012)

10 sản phẩm công nghệ “xấu số” được xót thương nhất ảnh 7

Đây là ứng dụng email vô cùng tuyệt vời và được yêu mến song cũng chịu chung số phận với các sản phẩm trong danh sách sau khi Google mua lại công ty.

Songbird on Linux (2006-2010)

10 sản phẩm công nghệ “xấu số” được xót thương nhất ảnh 8

Songbird, một phần mềm nguồn mở sánh ngang iTunes của Apple từng được ưa chuộng trong cộng đồng Linux. Tuy nhiên, vào một ngày đẹp trời năm 2010, công ty quyết định ngừng hỗ trợ Linux và để lại nhiều tiếc thương trong lòng người dùng.

Googel Desktop (2004-2011)

10 sản phẩm công nghệ “xấu số” được xót thương nhất ảnh 9

Đây là một loại phần mềm máy tính cho phép người dùng tìm kiếm email, tệp tin trên máy tính, âm nhạc, ảnh và lịch sử duyệt web. Nó thậm chí còn hỗ trợ vài thanh công cụ (widget) để giúp xem mọi thông tin trong chớp mắt. Không may là Desktop cũng bị Google cho “nghỉ hưu” để tái tập trung nguồn lực.

Polaroid (1948-2008)

10 sản phẩm công nghệ “xấu số” được xót thương nhất ảnh 10

Một trong những “ngôi sao” trong danh sách này là máy ảnh phim chụp lấy ngay Polaroid. Sản phẩm đã tồn tại được 60 năm và ra mắt dưới nhiều phiên bản trước khi bị ngừng sản xuất. Nguyên nhân chủ yếu chính là do sự càn quét của máy ảnh số.

Adobe PageMaker (1986-2004)

10 sản phẩm công nghệ “xấu số” được xót thương nhất ảnh 11

PageMaker là chương trình xuất bản trên máy tính có khả năng sản xuất ra những văn bản đẹp mắt, tạp chí, hay bất cứ loại phương tiện nào có chữ và hình ảnh. Dù việc phát triển sản phẩm đã bị ngừng, Adobe vẫn bán và hỗ trợ nó. Ngoài ra, Adobe lựa chọn tập trung vào phần mềm thiết kế in ấn mới, InDesign.

Theo Du Lam (ICTnews / BI)

Đọc thêm