10 công ty công nghệ ra đời từ đống tro tàn

Suy thoái kinh tế buộc các công ty cần phải xây dựng công việc kinh doanh thực sự với những khách hàng thực sự hơn là chỉ dựa vào các khái niệm và tài liệu, và hướng tới thi hành kỉ luật tài chính lâu dài. Đó có lẽ là lí do giải thích vì sao những cái tên công nghệ lớn lại xuất hiện trong thời kì kinh tế khó khăn. Dưới đây là 10 công ty công nghệ ra đời quanh thời kì suy thoái còn tồn tại tới ngày nay, trong số đó, một vài cái tên đã trở thành bài học thành công lớn.

Groupon (11/2008)

10 công ty công nghệ ra đời từ đống tro tàn ảnh 1

Kinh doanh coupon (phiếu giảm giá) trở thành ngành kinh doanh lớn trong khủng hoảng kinh tế, và Groupon là doanh nghiệp dẫn đầu ngành. Mặc dù IPO không “hot” như dự đoán, Groupon vẫn được định giá hơn 10 tỉ USD.

Playdom (2008)

10 công ty công nghệ ra đời từ đống tro tàn ảnh 2

Playdom là nhà sản xuất trò chơi cộng đồng thành lập năm 2008. Năm 2010, công ty được Disney mua lại với giá 763 triệu USD.

Isilon

Isilon là công ty lưu trữ dữ liệu được thành lập từ đống tro tàn của bong bóng “dot-com”, và bị chìm sâu trong các vụ bê bối tài chính. Tuy nhiên, khi đồng sáng lập Sujal Patel được bổ nhiệm làm CEO năm 2007, Isilon đã được vực dậy và bán cho EMC năm 2010 với giá 2,5 tỉ USD.

Sony-Ericsson (10/2001)

10 công ty công nghệ ra đời từ đống tro tàn ảnh 3

Công ty được thành lập sau vụ nổ bong bóng “dot-com” năm 2001 và trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 4 thế giới vào năm 2009.

Sony-Ericsson vẫn duy trì mức tiêu thụ 10 triệu thiết bị hàng năm, nhưng giảm xuống một chút do làn sóng smartphone công kích dữ dội, dẫn đầu bởi Apple và sự trỗi dậy của dòng điện thoại giá rẻ từ Trung Quốc. Hiện tại, Sony-Ericsson xếp thứ 10 trên thị trường điện thoại di động, theo báo cáo quý mới nhất từ Gartner.

Bungie (1991)

10 công ty công nghệ ra đời từ đống tro tàn ảnh 4

Bungie, một trong số ít những công ty công nghệ ra đời vào thời kì suy thoái 1990-1991 đã trở thành nhà sản xuất trò chơi vô cùng thành công, đặc biệt trên nền tảng Mac.

Microsoft chứng kiến “năng lượng hủy diệt” của Halo trên MacWorld 1999 và mua lại công ty với giá được thông báo trong khoảng 20-40 triệu USD. Halo trở thành đặc quyền kinh doanh trò chơi hàng tỉ đô và chịu trách nhiệm chính trong việc tạo ra Xbox như một cỗ máy phải-có khi chơi game hạng nặng. Microsoft thả Bungie hoạt động như một công ty độc lập năm 2007.

ARM (1990)

ARM được thành lập trong thời kì suy thoái năm 1990, ngay trước khi khủng hoảng chạm ngõ Anh.Các bộ vi xử lí của ARM hiện có mặt trên hầu hết smartphone và máy tính bảng trên thế giới, giúp công ty thu về 45 triệu USD lợi nhuận trên 190 triệu USD doanh thu quý 2 vừa qua.

Electronic Arts (5/1982)

Công ty ra đời ngay trong trung tâm của cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái. Electronic Arts thống trị thị trường game trong hơn 20 năm, với đặc quyền kinh doanh trò Madden, mang lại doanh số khoảng 4 tỉ USD hàng năm. Hiện nay, công ty được định giá khoảng 7 tỉ USD.

Adobe (1982)

10 công ty công nghệ ra đời từ đống tro tàn ảnh 5

Adoble ra đời cùng thời kì của Electronic Arts. Trận chiến HTML5 – Flash dường như đang làm lu mờ sự thực Adobe đã hoàn toàn thống trị thị trường phần mềm thiết kế và đang hưởng mức lợi nhuận mà ít công ty công nghệ nào có được: 4 quý gần đây, công ty kiếm được khoảng 1 tỉ USD lợi nhuận trên 4 tỉ USD doanh thu. Giá trị thị trường của Adoble vào khoảng hơn 12 tỉ USD.

Microsoft (1975)

10 công ty công nghệ ra đời từ đống tro tàn ảnh 6

Microsoft thành lập tại Mexico tháng 4/1975, ngay sau khi khủng hoảng kinh tế 1973 kết thúc và sau đó sát nhập trở lại tại Washington tháng 6/1981, ngay khi suy thoái những năm đầu 1980 bắt đầu.

Hewlett-Packard (HP) (1939)

10 công ty công nghệ ra đời từ đống tro tàn ảnh 7

Dave Hewlett và Bill Packard thành lập công ty trong một ga-ra năm 1939. Về cơ bản, khoảng thời gian này không nằm trong thời kì Đại suy thoái 1929 – 1933, và khủng hoảng tiếp theo vào 1937-38. Tuy nhiên, năm 1939 vẫn là một năm khó khăn khi thương mại toàn cầu thấp hơn 10 năm trước đó và nạn thất nghiệp báo động lên tới 17%. Hầu hết mọi nhà sử học đều đồng ý suy thoái chưa thực sự kết thúc cho tới tháng 9/1939 khi Hitler xâm lược Ba Lan và phát động Thế chiến 2.

Theo Du Lam (ICTnews / Business Insider)

Đọc thêm