Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Máy tính siêu nhỏ có thực sự tốt?

Thứ năm 21/05/2015 08:31
printer envelope zini zini zini zini
(PLO) - Việc tạo ra các thiết bị ngày càng nhỏ gọn và mỏng nhẹ đã trở thành xu hướng hiện nay, đơn cử như máy ảnh, máy nghe nhạc, điện thoại và cả những chiếc máy tính siêu nhỏ (NUC, Computer stick, Raspberry Pi) nhưng liệu rằng điều này có thực sự tốt?
Hạn chế của những sản phẩm siêu nhỏ

Hạn chế đầu tiên là những thiết bị siêu nhỏ như vậy thường rất khó sửa chữa, bởi nhà phát triển muốn thu gọn kích thước tổng thể thì họ cũng phải làm nhỏ lại các thành phần bên trong, các linh kiện thường được hàn dính vào bo mạch chủ nên việc thay thế là rất khó, hoặc nếu người dùng đồng ý thay thì chi phí sẽ bằng như mua thiết bị mới.

Rất nhiều sản phẩm có thiết kế nguyên khối và liền mạch, giúp tăng tính thẩm mỹ và thu hút người dùng, nhưng thực sự thì những điều này lại khiến cho sản phẩm trở nên khó sữa hơn khi gặp sự cố. Ngược lại, nếu nhà sản xuất biết đặt vài con ốc vít ở những vị trí kín đáo hơn thì việc sửa chữa sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Ưu điểm và khuyết điểm

Ngoài việc sửa chữa khó khăn, thì những sản phẩm siêu nhỏ thường có không gian rất hạn hẹp nên dễ có nguy cơ bị quá nhiệt, sức mạnh phần cứng cũng bị hạn chế, nguy cơ hư hại tăng cao do sự xâm nhập của bụi và các chất gây ô nhiễm khác.

Lợi thế của những thiết bị siêu nhỏ là chiếm ít không gian, gọn nhẹ và dễ mang theo ở bất cứ đâu, nhưng như vậy thì bạn nên sử dụng smartphone sẽ có lợi hơn rất nhiều, vì nó có kích thước tương tự và sức mạnh xử lí đôi khi còn mạnh hơn.

Nhìn chung, nếu không quá quan trọng về tính di động thì bạn hãy sử dụng các thiết bị siêu nhỏ, ngược lại nếu muốn tận dụng sức mạnh phần cứng thì nên đầu tư vào một hệ thống máy bàn mạnh mẽ có màn hình 27-inch để làm việc thay vì một chiếc máy tính bảng 17-inch hoặc một NUC.

TIỂU MINH
 

Tag

công nghệ, máy tính, người dùng, di động, thiết bị, màn hình, điện thoại, máy ảnh

các tin khác

  • Oppo ra mắt smartphone 2.5D R7 và R7 Plus
  • Mộng Giang Hồ sẽ góp mặt tại ChinaJoy 2015
  • Video call trên Facebook vẫn chưa "hot" ở Việt Nam
  • Obama phá vỡ kỉ lục thế giới trên Twitter
  • LG giới thiệu tivi siêu mỏng chỉ bằng giấy dán tường
  • Ẩn giấu hình ảnh và video trên smartphone
  • Xôn xao clip tạo ra điện miễn phí bằng nam châm
  • Hội thi khoa học năm 2015 của Intel đã có chủ nhân
  • Thương hiệu dienmay.com sẽ được đổi thành Điện máy Xanh

tin liên quan

  • Máy tính siêu nhỏ giá 9 USD
  • GIADA ra mắt máy tính siêu nhỏ Mini-PC i200
  • Máy tính siêu nhỏ chỉ bằng “hạt gạo”
  • Intel đã cho đặt trước máy tính siêu nhỏ
  • USB siêu nhỏ gọn Micro M2 Attaché

tin đọc nhiều

  • Những thách thức quan trọng khi triển khai 5G
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.