Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

"Lão làng" CNTT-TT mổ xẻ hiện tượng Flappy Bird

Chủ nhật 23/02/2014 12:26
printer envelope zini zini zini zini
Hơn nửa tháng đã qua kể từ ngày bùng lên "cơn sốt" Flappy Bird, chủ đề về "con chim bé nhỏ" vẫn tiếp tục được rất nhiều chuyên gia lâu năm về CNTT-TT tập trung mổ xẻ đa chiều tại Toạ đàm "CNTT-TT Việt Nam: Cơ hội và thách thức" vừa diễn ra ở Hà Nội.

Lấy hiện tượng Flappy Bird là dẫn chứng để phân tích về cơ hội của CNTT-TT Việt Nam, TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông, nay là Bộ TT&TT cho rằng CNTT-TT Việt Nam vẫn đang có nhiều cơ hội về thị trường và đội ngũ nhân lực.

"Hiện tượng Flappy Bird vừa rồi khẳng định cơ hội lớn về thị trường. App Store, Google Play là chợ toàn cầu đem lại cơ hội cho bất cứ cá nhân nào như Nguyễn Hà Đông có thể ngồi ở bất cứ nơi nào trên thế giới phẳng, chỉ cần làm sản phẩm là có rất nhiều cơ hội bán ra rất nhiều thị trường. Mặt khác, có thể thấy dù công tác đào tạo còn nhiều vấn đề nhưng đội ngũ nhân lực của chúng ta rất giỏi, nhất là thế hệ trẻ. Nhưng làm sao phát huy được những người trẻ như vậy để những con chim bé nhỏ không bị chết một cách tức tưởi? Nếu Flappy Bird là sản phẩm của một doanh nghiệp thì chắc chắn phải duy trì được nhưng của một cá nhân làm ra không phải vì kiếm tiền mà vì đam mê nên không chịu được áp lực thì đã gỡ bỏ. Không thấy có các chính sách hỗ trợ những cá nhân giỏi như vậy để có nhiều sản phẩm toàn cầu", TS. Mai Liêm Trực nói.

TS. Mai Liêm Trực cũng thể hiện rõ sự tiếc nuối: "Doanh nghiệp khởi nghiệp của chúng ta cũng nhiều nhưng để duy trì được thì khó. Vừa rồi nếu như cộng đồng, doanh nghiệp, Chính phủ nhạy cảm mà phát hiện sớm thì có khi duy trì được "con chim bé nhỏ" đấy. Nếu duy trì được thì chúng ta có thể kiếm được nhiều tiền từ thị trường quốc tế".

Từ câu chuyện Flappy Bird, TS. Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông tỏ ra nuối tiếc khi không thấy có các chính sách hỗ trợ những cá nhân giỏi như vậy để có những sản phẩm toàn cầu.

Đồng quan điểm nêu trên, TS. Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam khuyến nghị: "Các cơ quan quản lý phải có chính sách nuôi dưỡng những trường hợp như Flappy Bird và Nguyễn Hà Đông vì thực sự đấy là nguồn thu tốt cho đất nước. Nếu nuôi dưỡng, chăm sóc tốt thì nguồn thu sẽ còn lớn hơn rất nhiều lần so với 10 tỷ đồng tiền thuế mà Bộ Tài chính định thu ngay. Trường hợp này giống như một cái cây do chúng ta chăm sóc, vừa ra quả bói đầu tiên mà đã tận thu luôn thì không hay, nếu chúng ta biết chăm sóc, vun xới thì cái cây đó sẽ cho chúng ta gấp bội quả. Tư duy chính sách phải có sự đột phá. Khi thấy có manh nha mầm chồi có thể phát triển thì các cơ quan, tổ chức nên xúm vào giúp đỡ để có thể đem lại nguồn thu lớn cho đất nước chứ không nên nhìn vào 10 tỷ đồng tiền thuế rồi nghĩ phải thu ngay cho công bằng".

Ở góc độ doanh nghiệp CNTT-TT, ông Nguyễn Trung Chính, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn công nghệ CMC cũng bày tỏ niềm tin vào cơ hội phát triển rất lớn cho CNTT-TT Việt Nam: "Flappy Bird cho tôi một niềm tin rằng một cá nhân, một phần mềm mà kích thước chỉ vài trăm KB nhưng vẫn có thể tiệm cận tới trái tim của 50 triệu người khi đã có 50 triệu khách hàng sử dụng sản phẩm đó. Trí tuệ sáng tạo của 1 cá nhân cũng có thể chinh phục thế giới. Hiện tượng Flappy Bird cũng chứng minh một điều nữa là trong thế giới ngày nay, những sáng tạo mới, công nghệ mới không lệ thuộc vào những quốc gia rất hùng mạnh, có những công ty, phòng thí nghiệm cực kỳ lớn, mà đôi khi chỉ cần một cá nhân với khoản đầu tư không nhiều cũng có thể làm ra những sản phẩm lớn về quy mô khách hàng sử dụng".

Tuy nhiên, ở góc nhìn của một nhà quản lý giáo dục, ông Nguyễn Ngọc Bình, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội lưu ý: "Sau hiện tượng Flappy Bird vừa rồi, thấy có điểm vướng là chúng ta chưa đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy. Chúng ta cần dạy cho Nguyễn Hà Đông và sinh viên nói chung về sở hữu trí tuệ, nhất là khi tham gia sân chơi thế giới về phần mềm".

Ông Nguyễn Ngọc Bình cho rằng: "Không nên quá tâng bốc Flapply Bird. Đây là phần mềm miễn phí ăn theo quảng cáo nên nếu giới trẻ cứ theo mô hình này để có thể có thêm nhiều Nguyễn Hà Đông thì không ổn. Nếu muốn phát triển công nghiệp trò chơi, nên tĩnh tâm thống kê xem ở Việt Nam có bao nhiêu người tham gia viết trò chơi và được treo lên các kho như Apple, Google,... để tạo thành một làn sóng tốt. Nên khuyến khích các bạn trẻ, sinh viên các trường đại học và các công ty khi có ý tưởng tương tự Flappy Bird thì cùng nhau lăng xê theo chiến lược rõ ràng".

Theo Xuân Bách (ICTnews)


 

Tag

Flappy Bird

các tin khác

  • Đa dạng công nghệ sạc không dây
  • Bao da dỏm khiến smartphone bị "điên"
  • Top 10 bàn phím chơi game tuyệt nhất
  • Fujifilm ra mắt máy ảnh mirrorless cao cấp X-T1
  • Ảnh thực tế loạt TV màn hình cong độc đáo của Samsung
  • iPhone, iPad dính lỗi nghiêm trọng dễ bị “oanh tạc”
  • Bàn chải đánh răng thông minh có giá hơn... 6 triệu đồng?
  • Cách đơn giản biến iPad thành laptop
  • Xperia Z2 trình làng: Mỏng 8,2mm, quay phim 4K

tin liên quan

  • Một DN mua bản quyền hình ảnh Flappy bird
  • Người Việt đổ xô tìm kiếm Flappy Bird trong tháng 2
  • Flappy Bird đưa thế giới game trở về thời kỳ "bốn nút"
  • Game di động Việt lọt vào “top” cuộc thi vô địch phát triển game thế giới
  • Apple, Google từ chối những game ăn theo Flappy Bird

tin đọc nhiều

  • 5 cách kiểm tra pin của AirPods, AirPods Pro, AirPods Max
  • Người dùng cần cập nhật iOS 14.4.1 ngay lập tức
  • Hé lộ lý do vì sao Xiaomi bị Mỹ đưa vào danh sách đen?
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.