Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Làm thế nào để tránh bị bắt nạt trên mạng?

Thứ năm 09/07/2015 21:11
printer envelope zini zini zini zini
(PLO) - Bắt nạt qua Internet, vấn nạn bạo lực khi sử dụng công nghệ số đã và đang trở nên nghiêm trọng. Cứ 4 trẻ từ 12 đến 17 tuổi thì 1 em là nạn nhân của nạn bạo lực Internet dưới các hình thức khác nhau.
Hậu quả có thể sẽ trầm trọng: Trẻ trở nên tách biệt, giấu diếm; việc học bị ảnh hưởng và chúng có thể trở nên chán nản, hay gây hấn với người khác hoặc thậm chí có xu hướng tự tổn thương bản thân. Vì thế cha mẹ phải nhận thức được vấn đề và biết cách để đối phó ngay từ những ngày đầu tiên.

Mặc dù Internet chỉ là thế giới ảo nhưng không phải mọi sự đe doạ đều có thể giải quyết bằng công nghệ. Kaspersky Lab đã hợp tác cùng các nhà tâm lý học trẻ em trên khắp thế giới để đưa ra những lời khuyên cho việc hỗ trợ nạn nhân của vấn nạn bạo lực qua mạng.

Sau đây là những lời khuyên:
1. Hãy luôn ở bên trẻ, không thành kiến, không phán xét mà chỉ trao gửi yêu thương. Vào lúc này, các em rất cần được an ủi rằng bất kể chuyện gì đã xảy ra hay có làm gì đi nữa, bạn vẫn luôn ở bên ủng hộ.
2. Đừng xem nhẹ vấn đề. Ngay lúc này, điều quan trọng nhất chính là cuộc sống của con bạn. Trong tình trạng tâm hồn tổn thương, con bạn sẽ không có khả năng suy nghĩ một cách lí trí, vì thế hãy để chúng biết bạn hiểu được sự nghiêm trọng của tình hình và thông cảm cho nỗi đau của các em.
3. Đây vẫn chưa là thời điểm để nói lý lẽ. Đừng nói rằng các em đã gây ra vấn đề, dù thậm chí sự thật là vậy. Điều đó có thể là rào cản khiến đứa trẻ nghĩ bạn không hiểu chúng.
4. Sự đồng cảm chân thành thật sự cần thiết. Điều quan trọng là con bạn biết rằng bạn có cùng cảm nhận với chúng. Hãy giải thích rằng bạn đã từng đối mặt những thách thức tương tự - dù không phải trên Internet nhưng vẫn rất khó khăn. Đừng nói rằng bạn còn chịu đựng nhiều hơn thế hay bạn đã mạnh mẽ đối đầu như thế nào. Hãy nói rằng những lúc ấy điều bạn cần nhất chính là một người lắng nghe, thấu hiểu và bên cạnh.

5. Chỉ khi bạn đã có được sự tin tưởng của đứa trẻ - điều cần thời gian và không nên vội vàng – thì hãy bắt đầu nói đến vấn đề. Đừng đoán xem chúng đang định nói gì. Hãy để chúng tự bắt chuyên và kể với bạn về điều đó theo cách của chúng. Điều này rất quan trọng để con bạn có thể tự trút bỏ gánh nặng.

Khi thảo luận về vấn đề này, Alexander Frofeey – Giám đốc Marketing Kaspersky Lab chi biết, “Ngôn từ có thể giúp ích là ngôn từ của tình yêu thương và ủng hộ chân thành. Đây là thông điệp chính mà chúng tôi muốn truyền tải trong việc chống lại vấn nạn bắt nạt Internet. Thông điệp này không chỉ của riêng chúng tôi mà còn được chia sẻ bởi những nhà tâm lý học đã tham gia vào dự án này trên toàn thế giới. Bắt nạt trên mạng xuất hiện bất cứ nơi nào truy cập vào Internet – gần như là cả thế giới. Thế nên, chúng tôi mong muốn các bậc phụ huynh trên toàn cầu nắm bắt được cách giải quyết vấn đề”.
Trong chiến dịch chống lại bạo lực Internet, Kaspersky Lab đã phát triển một cổng thông tin tương tác mới “Words Can Save” chứa nhiều thông tin về vấn đề và hướng dẫn các bậc cha mẹ qua các dấu hiệu ngầm của bạo lực Internet ở con trẻ. Trang wordscansave.me giúp các bậc cha mẹ hiểu tầm quan trọng của việc gần gũi với trẻ và giúp đỡ chúng với ngôn từ phù hợp.

Bên cạnh đó, kids.kaspersky.com sẽ cung cấp cho trẻ và các bậc phụ huynh cái nhìn toàn diện về bắt nạt trên mạng thông qua những câu chuyện được chia sẻ từ nạn nhân, những bài học và bài kiểm tra để đo mức độ hiểu biết về vấn đề và nhiều thông tin bổ ích khác giúp trẻ vượt qua vấn nạn này.

TRIỆU MẪN
 

Tag

bắt nạt trên internet, làm thế nào để hạn chế bị bắt nạt, cách tránh bị bắt nạt, bắt nạt qua mạng, ném đá tập thể, ném đá giấu tay, bắt nạt học đường, bắt nạt trẻ em

các tin khác

  • Sạc không dây “siêu nhanh” với công nghệ Qi mới
  • Nâng cấp router để tăng tốc độ Wi-Fi
  • Lật tẩy trò giả mạo thông tin báo chí để kéo view
  • Điện thoại 'cùi' nằm trong top điện thoại bảo mật
  • Mobile Game Asia 2015 thu hút giới làm game
  • Kho chữ “cực đẹp” dành cho thiết bị di động
  • Chống trộm kiểu mới phòng khi camera bị vô hiệu hóa
  • Đồng hồ của Huawei muốn đánh bại Apple Watch?
  • Mobiistar Prime xense chính thức lên kệ

tin liên quan

  • Facebook ban hành hàng loạt lệnh cấm với bài viết mới
  • 5 câu chuyện cảm động về tình người trên Internet
  • Trẻ em đang tìm gì trên Internet?

tin đọc nhiều

  • Người dùng nên cập nhật Google Chrome 88 ngay lập tức
  • 2 mẫu máy tính bảng hỗ trợ kiểm soát nội dung cho trẻ em
  • Samsung Galaxy S21 series đầu tiên đã đến tay người tiêu dùng
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.