iOS 15 đã khiến người bán hàng online khốn đốn như thế nào?

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp bán hàng trên thiết bị di động sẽ phải cố gắng gấp nhiều lần để giành được thị phần. Cụ thể, để đạt được kết quả kinh doanh tốt trong dịp nghỉ lễ cuối năm 2021, doanh nghiệp cần phải tìm cách giữ chân người dùng hiện có.

Với ứng dụng di động, thực hiện chiến lược duy trì người dùng (user retention) luôn được xem là một hướng đi hợp lý. Ví dụ, chi phí để có thêm được một khách hàng mới trên sàn TMĐT có thể đắt hơn từ 5 đến 25 lần so với chi phí thuyết phục khách hàng cũ quay lại mua hàng. 

Báo cáo của Frederick Reichheld (Bain & Company) cho thấy, nếu tỉ lệ duy trì tăng lên 5% thì lợi nhuận có thể tăng lên từ 25% đến 95%.  

Xét cho cùng, trong bối cảnh hiện nay, không phải thu hút người dùng mới, mà chính xây dựng lòng trung thành mới là đích đến của một ứng dụng thành công. 

Dữ liệu trong báo cáo Xu hướng Ứng dụng của Adjust cho thấy tỉ lệ duy trì của ứng dụng TMĐT khá cao nếu so với các phân khúc ứng dụng khác, 13% vào ngày thứ 7 và 8% vào ngày thứ 30.

Tuy nhiên, khi xem xét eCPI (chi phí hiệu quả trên mỗi lượt cài đặt) trung bình trên toàn cầu, thì eCPI của ứng dụng TMĐT trong quý 4 năm 2020 là 1,56 USD. Chi phí này ở các thị trường phát triển thậm chí còn cao hơn.

Ví dụ, ở Mỹ, doanh nghiệp phải chi trung bình 2,87 USD để có được một lượt cài đặt. Với số tiền lớn như vậy, không khó hiểu tại sao khoản đầu tư này buộc phải sinh lợi nhuận.

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chi phí để có được một lượt cài đặt đang giảm xuống còn 1,45 USD, trong khi đó tại khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi, chi phí cao hơn một chút là 1,57 USD.

Mô hình kiếm tiền của các ứng dụng TMĐT tương đối đơn giản, nhưng kể từ khi Apple ra mắt iOS 15, dữ liệu dần trở nên thiếu hụt, khả năng tiếp cận đúng người dùng quan tâm sản phẩm cũng giảm đáng kể.

ios-15

Lúc này, chi phí tìm kiếm người dùng tiềm năng và dễ chuyển đổi (cài ứng dụng và mua hàng) bị đẩy lên rất cao. Bên cạnh đó, cơ hội hiển thị quảng cáo cá nhân hóa cũng không còn nhiều.

Để đối phó với thực trạng khan hiếm dữ liệu, nhà quảng cáo (advertiser) có thể chạy quảng cáo dựa trên ngữ cảnh (contextual advertising). Doanh nghiệp có thể thiết kế quảng cáo dựa trên "ngữ cảnh" của trang web mà người dùng đang truy cập, thay vì dựa trên đặc điểm cá nhân hoá của người dùng.

Cá nhân hóa là một công cụ hiệu quả của thị trường, 91% người dùng cho biết muốn mua mặt hàng đó nếu họ từng xem qua đề xuất hay ưu đãi được cá nhân hóa. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục được người dùng đăng ký nhận quảng cáo được cá nhân hóa, nhưng doanh nghiệp có thể sáng tạo trong cách tìm và giữ chân người dùng.

Đọc thêm