Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Khi ta trở thành ‘nô lệ’ của… màn hình

Chủ nhật 21/02/2016 05:00
printer envelope zini zini zini zini
(PL)- Việc dán mắt liên tục vào smartphone mà không làm việc không chỉ lãng phí về thời gian mà còn tổn hại đến sức khỏe con người.

Hôm trước tết, trong chuyến đi công tác ở Malaysia, khi chụp ảnh sefie làm thủ tục check-in “cúng” Facebook, cả nhóm hơn 10 người chúng tôi giật mình khi nhìn thấy trong ảnh ai cũng đều dán mắt vào những chiếc điện thoại của mình. Trước đó không lâu, tôi cũng chụp được ảnh gần hết hành khách trên toa tàu điện ngầm ở Singapore đang chuyên tâm làm chuyên môn với các thiết bị di động của họ.

“Con nghiện” công nghệ mới

Ở Việt Nam, hầu như bước vào quán cà phê nào bạn cũng có thể nhìn thấy cảnh người ta đang cắm mặt vào những chiếc màn hình nhỏ xíu. Nói là quán cà phê cho nó cụ thể thôi, chứ ở bất cứ nơi công cộng nào bạn đều dễ dàng nhìn thấy nhiều người đang trói cuộc sống của mình vào những chiếc smartphone, tablet như vậy.

Cách đây ba, bốn năm, các quán cà phê có Wi-Fi chủ yếu là nơi để người ta xách laptop ra ngồi làm việc hay “tám” với thiên hạ. Còn ngày nay đó là địa bàn hoạt động của các thiết bị di động. Có hai nhân tố chính khiến cho đạo quân “nô lệ” của màn hình di động ngày càng đông hơn… quân Nguyên!

Đầu tiên là sự phổ dụng của smartphone và tablet gia tăng quá nhanh do sự phong phú và đa dạng của các chủng loại thiết bị kết hợp với giá bán ngày càng rẻ. Thậm chí có thể nói rằng vào đầu năm 2016 này, chỉ cần muốn là hầu như ai cũng có thể tậu cho mình một chiếc smartphone. Chẳng hạn như chiếc smartphone Philips S307 màn hình 4 inch chạy hệ điều hành Android 4.4 chỉ có 1 triệu đồng. Đó là hàng hiệu chính hãng đàng hoàng, chứ hàng “tàu” thì còn rẻ hơn nhiều.

Thứ hai là sự phổ cập của kết nối Internet. Tốc độ có thể chưa phải ngon nhưng về độ phủ rộng và tính có sẵn thì mạng Internet ở Việt Nam là thuộc “hàng top thế giới”. Nơi nào không có cáp mạng kéo đến thì đã có các mạng 3G phủ sóng. Ngay tới hang cùng ngõ hẻm, thôn xóm xa xôi cũng có thể truy cập Internet. Mà hễ có Internet là người ta có thể ngao du các mạng truyền thông xã hội.


Giờ đây người ta sẵn sàng dán mắt vào điện thoại ở mọi lúc mọi nơi. Ảnh: INTERNET

Đi tìm phương thuốc trị bệnh

Đáng buồn là hội chứng nghiện màn hình là một thực tế và đang có xu hướng gia tăng. Trên trang web chuyên về tâm lý học Psychology Today, nữ tiến sĩ y khoa Victoria L. Dunckley đã gọi những tác hại do việc sử dụng quá lâu màn hình là “hội chứng màn hình điện tử” (Electronic Screen Syndrome) và coi đó là một loại “rối loạn tâm thần thời hiện đại không được công nhận”. Bà cũng nói rằng có mối liên quan giữa thời gian ở trước màn hình với các chứng rối loạn tâm lý, tâm thần của trẻ em. Ảnh hưởng của công nghệ đối với hệ thần kinh là ảnh hưởng đa nhân tố (multifactorial).

Có lẽ tới bây giờ không ai còn tranh cãi về chuyện dán mắt quá lâu trước các màn hình có hại cho đôi mắt và bộ não con người. Có tranh cãi thêm chỉ là về mức độ tác hại và cách để giảm bớt nó.

Ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, từ lâu nay người ta vẫn đang khởi xướng những hình thức vận động mọi người giảm bớt thời gian ở trước các màn hình thiết bị để dành nhiều thời gian hơn cho mối quan hệ giữa người với người. Nói nôm na là rời khỏi thế giới ảo để trở về cuộc sống thật. Có những cuộc vận động hay dự án cộng đồng như “screen-free week” (tuần không màn hình) diễn ra hằng năm. Có những câu khẩu hiệu gợi nhiều suy nghĩ như “Do more, watch less… together!” (làm nhiều hơn, xem ít hơn, chơi với nhau).

Nghĩ cũng ngược đời. Trước đây các nhà hàng, quán cà phê đua nhau trang bị hệ thống Wi-Fi để cạnh tranh và thu hút khách hàng. Bây giờ ngày càng có thêm nhiều quán xá ở Mỹ cắt Wi-Fi, thậm chí treo biển cấm sử dụng các thiết bị có màn hình. Có một ông chủ tiệm cà phê nói rằng mình phát bệnh khi nhìn thấy cảnh những đôi bạn vào quán rồi mạnh người nào người nấy cắm mắt vào màn hình thiết bị của mình. Vì thế, ông quyết định treo bảng cấm dùng thiết bị có màn hình với hy vọng người ta có thể giao tiếp trực tiếp với nhau trong cuộc sống thật.

Nói thiệt, thuốc bổ mà lạm dụng vẫn gây nguy hại kia mà, huống chi là đôi mắt quý giá không được phút nào nghỉ ngơi khi phải dán vào những chiếc màn hình điện tử.

Mỗi người Việt dùng hơn một chiếc điện thoại

Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường IDC Việt Nam, trong quý II-2015, lần đầu tiên số lượng smartphone bán ra ở Việt Nam vượt qua cả điện thoại di động thông thường (hay gọi là điện thoại chức năng, feature phone), chiếm 51% thị trường điện thoại di động. Hồi cuối năm 2015, một thống kê của Google cho biết bình quân mỗi người dùng di động Việt Nam sở hữu 1,4 thiết bị.

PHẠM HỒNG PHƯỚC
 

Tag

smartphone, lạm dụng, Facebook, laptop, tablet, làm việc, mạng Internet, mạng 3G

các tin khác

  • iPhone 5SE sẽ mạnh tương đương iPhone 6S
  • Đăng nhập nhiều tài khoản trên Messenger
  • Smartphone giá 85.000 đồng là trò lừa đảo
  • Cách tiết kiệm tiền khi dùng điện thoại
  • Viettel chính thức xuất hiện tại MWC 2016
  • Samsung ra mắt S7 và S7 Edge tại MWC 2016
  • Gionee M5 Mini – Trợ thủ đắc lực cho công việc và giải trí
  • Smartphone phát nổ khi cắm sạc qua đêm
  • Cách đăng nhập nhiều tài khoản email trên Gmail

tin liên quan

  • Clip vui: Khi con người trở thành nạn nhân của smartphone
  • Hậu quả của việc lạm dụng smartphone
  • Các bệnh dân văn phòng hay mắc phải

tin đọc nhiều

  • Những dữ liệu bạn sẽ bị thu thập khi sử dụng gmail miễn phí?
  • Cách cài đặt ứng dụng (APK) bất kỳ trên tivi thông minh
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.