Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Giúp smartphone không bị 'đột tử' khi trời rét

Thứ hai 25/01/2016 16:03
printer envelope zini zini zini zini
(PLO) - Thời tiết bắt đầu trở lạnh chính là nguyên nhân khiến smartphone bị tắt đột ngột hoặc mau hết pin, làm thế nào để hạn chế tối đa các vấn đề này? 
Miền Bắc đang ở giữa đợt rét kỉ lục trong vòng 30 năm qua, thậm chí có những nơi xuống thấp đến -5 độ C (đỉnh Yên Tử). Trong khi đó, nhiệt độ tại Hà Nội cũng giảm chỉ còn khoảng từ 5-9 độ C, điều này đã khiến không ít trẻ em, người già phải nhập viện, trâu bò chết khắp nơi.
Khi thời tiết trở lạnh đột ngột, bạn sẽ cảm nhận được ngay các phản ứng của cơ thể như tê liệt các chi hoặc khó thở. Thêm vào đó, trời quá lạnh cũng sẽ khiến cho smartphone dễ bị tắt đột ngột hoặc mau hết pin, màn hình không phản ứng lại các thao tác…

Theo các nghiên cứu thì smartphone có thể chịu được nhiệt độ lạnh tốt hơn nhiều so với nóng, tuy nhiên, khi nhiệt độ giảm xuống quá thấp thì thiết bị sẽ rất dễ hư hại. Mặc dù các thiết bị Android có khả năng chịu lạnh tốt hơn so với Apple, tuy nhiên mức độ tối đa cũng chỉ dừng lại ở mốc -40 độ C.
Dưới đây là một số vấn đề có thể phát sinh trên smartphone khi thời tiết quá lạnh: 

1. Pin mau hết hoặc chết hoàn toàn

Pin là một trong những phụ kiện bị ảnh hưởng nhiều nhất khi thời tiết lạnh. Nếu phải tiếp xúc với nhiệt độ lạnh trong thời gian dài, pin trên smartphone rất dễ bị hư độ ngột hoặc sụt giảm dung lượng, tuổi thọ. 

2. Vấn đề màn hình

Các smartphone sử dụng màn hình LCD dễ bị tổn thương hơn với các thiết bị sử dụng màn hình AMOLED. Theo đó, khi sử dụng màn hình LCD, bạn sẽ có thể gặp các triệu chứng như thao tác không phản hồi, màn hình nhòe hoặc xuất hiện các vệt bóng mờ trên văn bản. 

3. Lỗi các thành phần bên trong thiết bị

Ở nhiệt độ cực lạnh, smartphone sẽ xuất hiện các lỗi bên trong thiết bị. Đơn cử như là thẻ SIM sẽ gặp trục trặc hoặc không được nhận diện trên smartphone

Một số lời khuyên để bảo vệ smartphone khi trời quá lạnh

- Hạn chế sử dụng smartphone khi thời tiết quá lạnh, nên để điện thoại trong túi, áo khoác, túi xách hoặc bóp để nó có được hơi ấm của cơ thể. 
- Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng thêm các lớp vỏ (case) bảo vệ điện thoại như OtterBox hoặc Lifeproof. 

- Sử dụng găng tay khi thao tác trên màn hình cảm ứng.

- Không để smartphone bên trong xe với thời gian dài, đặc biệt là qua đêm. Bởi điều này có thể khiến cho chiếc điện thoại của bạn bị hư hại hoàn toàn. 
- Nên sử dụng tai nghe Bluetooth có kèm mic riêng để tránh phải lấy điện thoại ra ngoài khi có ai gọi đến. 

- Cuối cùng là nên sạc đầy điện thoại trước khi đi ra ngoài trong thời tiết lạnh, đồng thời nếu có điều kiện thì mang theo cục sạc dự phòng để phòng ngừa các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.

MINH HOÀNG
 

Tag

smartphone, trời lạnh, thời tiết, tuyết rơi, hư hỏng, hư pin, hư màn hình

các tin khác

  • Mua smartphone Wiko trúng ngay Air Blade
  • Tải video YouTube chỉ với một cú nhấp chuột
  • Để an toàn hơn khi sử dụng Wi-Fi quán cà phê
  • 10 video YouTube có lượt xem ‘khủng’ nhất mọi thời đại
  • Trang web 'độc' khiến smartphone tự khởi động lại
  • Đánh giá nhanh Lumia 950 XL
  • Tăng tốc smartphone có bộ nhớ thấp 16GB
  • Tải ứng dụng 'tẹt ga' chỉ với 10.000 đồng/tuần
  • iPhone 7 sẽ có nhiều cải tiến bất ngờ?

tin liên quan

  • Để an toàn hơn khi sử dụng Wi-Fi quán cà phê
  • Tải video YouTube chỉ với một cú nhấp chuột
  • Tiết kiệm pin khi sử dụng Facebook trên smartphone
  • Từ chối tin rác nhưng nhận thông tin khuyến mãi
  • iPhone 4 inch sẽ được gọi là iPhone 5se

tin đọc nhiều

  • Lộ diện mẫu smartphone giá rẻ, camera 108 MP, hỗ trợ 5G
  • 3 cách đơn giản để bảo vệ tài khoản TikTok khỏi bị hack
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.