Facebook và tham vọng về nút Dislike


Nhưng trong thời gian gần đây, Mark Zuckerberg đang bày tỏ ý muốn về việc đưa ra nút Dislike, và vị CEO đã nói lên suy nghĩ khác biệt của mình về nút không thích. Trước đây, mỗi khi nhắc đến nút “không thích”, người ta thường có ý nghĩ tiêu cực về người đã down-vote mình. Facebook không hề muốn biến mạng xã hội của họ trở thành “chiến trường” nơi mà mọi người tranh giành sự quan tâm, hay ngược lại, đi công kích người khác. Mark Zuckerberg không muốn đứa con của anh trở thành một phiên bản như Reddit, hay bất cứ một diễn đàn nào khác.

Đơn giản nhất, về ý nghĩa của nút dislike, đó chính là sự đồng cảm. Tình huống được đặt ra là một anh bạn nào đó bị thất nghiệp (hoặc tệ hơn là mới bị sếp đuổi), thì nút like hoàn toàn… không đúng một chút nào. Chúng ta thường “mặc định” like tức là thích, mà thích thì tức là chúng ta… đồng ý hoặc bày tỏ niềm vui về việc (hay sự kiện) của một người nào đó, cho dù nó là tích cực hay tiêu cực. Như vậy thì không hề rõ ràng một chút nào cả, bởi vì bạn không chỉ đơn giản là “thích” việc anh bạn kia bị đuổi việc, bạn cần một hành động khác, rõ ràng hơn, mà không cần tốn quá nhiều lời nói. Từ đó nút Dislike ra đời, như một cách để bày tỏ sự đồng cảm về một sự kiện “xấu” nào đó trong tâm trạng của mỗi cá nhân, lúc này nút dislike lại mang trong mình ý nghĩa về sự đồng cảm, và ít nhất, nó cũng đỡ hơn việc bạn ấn like vì cô bạn… vừa mất người thân!

Bày tỏ sự đồng cảm thông qua nút Dislike 
Một số người có cơ hội thử nghiệm chiếc nút "thần thánh" này 

Đó chỉ là lời giải thích của Zuck, nhưng liệu cư dân mạng có muốn chấp nhận ý nghĩa của chiếc nút này không – vốn được xem là nơi sinh ra các cuôc chiến không hồi kế, thì đó còn là cả một ẩn số.

Đọc thêm