Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Sử dụng Wi-Fi công cộng nguy hiểm ra sao?

Thứ tư 30/11/2016 12:00
printer envelope zini zini zini zini
(PLO) - Vì sao chúng ta không nên giao dịch ngân hàng, chuyển tiền hay mua sắm trực tuyến khi sử dụng Wi-Fi công cộng? 

Theo đó, Wi-Fi công cộng phần nhiều sẽ không có mật khẩu và ai cũng có thể truy cập, điều này đồng nghĩa với việc tội phạm mạng sẽ có nhiều cơ hội để tấn công và đánh cắp dữ liệu cá nhân của bạn, đơn cử như tài khoản ngân hàng, mật khẩu, đọc lén nội dung tin nhắn… 

Đa phần Wi-Fi tại sân bay hoặc các quán cà phê thường sẽ không được mã hóa, do đó, người khác có thể biết được các trang web mà bạn đang truy cập bằng các công cụ đơn giản như Firesheep hay Wireshark. 

wireshark


Xem thêm: 25% mạng lưới Wi-Fi trên thế giới dễ bị tấn công - Sau khi phân tích thông tin tại hơn 31 triệu điểm phát Wi-Fi trên toàn thế giới, Kaspersky Lab nhận thấy 1/4 (28%) điểm phát không an toàn và dễ bị tấn công đánh cắp dữ liệu.


Làm cách nào để bảo vệ bản thân?

Nếu đang sử dụng Wi-Fi công cộng, bạn chỉ nên thực hiện công việc trên các trang web đã được mã hóa (HTTPS). Ngoài ra, người dùng cũng có thể cài đặt tiện ích HTTPS Everywhere tại https://goo.gl/h4F4ba (tương thích Chrome, Firefox, Opera và Android). Cụ thể, tiện ích sẽ tự động chuyển hướng bạn đến các trang mã hóa nếu nó có sẵn.

opera vpn
Mã hóa kết nối, che giấu thông tin cá nhân khi lướt web. Ảnh: MINH HOÀNG

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cài đặt thêm ứng dụng VPN miễn phí cho smartphone hoặc máy tính, đơn cử như Opera VPN tại https://goo.gl/Os2lXQ để mã hóa lưu lượng và ẩn giấu thông tin cá nhân.

Nếu đang sử dụng máy tính chạy Windows, hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn Public network khi bắt đầu kết nối. Việc này sẽ ngăn chặn hệ thống chia sẻ các tập tin hay những dữ liệu nhạy cảm khác với các máy trên mạng nội bộ. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên cập nhật hệ thống để vá các lỗ hổng.

Public network

Nguy hiểm nhất chính là những điểm kết nối Wi-Fi giả mạo do tin tặc tạo ra nhằm dẫn dụ người dùng truy cập. Trong thực tế đã có rất nhiều cuộc tấn công đánh chặn dữ liệu (Man-in-the-Midle) khi người dùng thực hiện giao dịch ngân hàng thông qua Wi-Fi công cộng. 

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

wifi free


Xem thêm: Mẹo xóa toàn bộ thông tin cá nhân trên Internet - Mới đây, hai lập trình viên người Thụy Điển gồm Wille Dahlbo và Linus Unnebäck đã tạo ra trang web Deseat.me, cho phép người dùng xóa toàn bộ thông tin cá nhân, tài khoản trên Internet chỉ với vài cú nhấp chuột đơn giản.

 

MINH HOÀNG
 

Tag

wifi công cộng, wi-fi, tin tặc, tội phạm mạng, ăn cắp mật khẩu, ngân hàng

các tin khác

  • 6 thảm họa máy bay trong lịch sử bóng đá
  • Hàng giả sẽ khó còn đất sống?
  • Huawei nghiên cứu mở rộng kết nối băng thông rộng
  • Đừng trở thành những 'con lừa' trên mạng
  • Sao lưu và phục hồi tin nhắn đã xóa trên Zalo
  • Xuất hiện phiên bản OPPO F1s đen nhám
  • Prime X1 nâng cấp cấu hình trước ngày mở bán
  • Sẽ rất tiếc nếu bạn không biết 2 mẹo chặn quảng cáo sau
  • Ưu tiên lập trình phát triển ứng dụng đám mây

tin liên quan

  • Mẹo khắc phục các lỗi Wi-Fi thường gặp
  • Biến iPhone thành điểm phát WiFi di động
  • 4 hiểm họa đánh cắp dữ liệu thông qua Wi-Fi
  • 6 cách khắc phục lỗi không thể kết nối Wi-Fi
  • Tìm lại mật khẩu Wi-Fi mà không cần root máy

tin đọc nhiều

  • Cách ẩn nhanh các nội dung độc hại trên mạng xã hội
  • Nhiều mẫu laptop giảm giá 30% dịp cuối năm
  • Samsung Galaxy S21 series đầu tiên đã đến tay người tiêu dùng
  • Người dùng nên cập nhật Google Chrome 88 ngay lập tức
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.