Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Điều gì xảy ra với tài khoản điện tử của người đã khuất?

Thứ ba 29/07/2014 18:17
printer envelope zini zini zini zini
Khi bạn chết, những người thân của bạn có thể được quyền truy cập vào tài khoản Facebook, Gmail, và các tài khoản trực tuyến khác của bạn?
Ảnh minh họa. (Nguồn: thenational.ae)
Một nhóm các luật sư có ảnh hưởng ở Mỹ đã khẳng định điều đó là có thể, trừ khi bạn có một điều khoản khác trong di chúc.

Theo AP, một tổ chức tư vấn pháp luật có tên gọi Ủy ban pháp luật thống nhất với các thành viên được chỉ định bởi chính quyền các tiểu bang ở Mỹ để giúp chuẩn hóa pháp luật nhà nước, dự kiến sẽ ủng hộ dự luật cho phép những người thân của người đã mất có thể truy cập - nhưng không nắm quyền kiểm soát hoàn toàn - tất cả các tài khoản điện tử của người đã mất, trừ khi có quy định khác.

Để trở thành luật của bang, dự luật trên sẽ phải được thông qua bởi cơ quan lập pháp của các bang.

Dự luật trên nếu được thông qua, được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng trong việc phân chia tài sản của người đã mất cũng như cho phép mọi người quyết định ai sẽ có quyền truy cập vào tài khoản điện tử của mình sau khi qua đời.

Tuy nhiên, dự luật trên đã vấp phải phản ứng lo ngại của những người ủng hộ quyền riêng tư. Theo họ, không nên phác thảo một quy định cho phép các ông bố, bà mẹ hay những người thân khác có thể xem được những cuộc trò chuyện trực tuyến hay email của con cái, vợ hoặc chồng. Họ cũng cho rằng, việc chia sẻ mật khẩu tài khoản điện tử của người đã mất cho người thân có thể dẫn tới các nguy cơ lộ mật khẩu và bị tin tặc tấn công tài khoản.

Như để trấn an những quan ngại trên, một số nhà cung cấp dịch vụ tài khoản trực tuyến đã đưa ra giải pháp của riêng mình. Ví dụ như Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới này sẽ cho phép bạn bè, người thân "tưởng nhớ" chủ tài khoản đã qua đời bằng cách cho phép bạn bè tiếp tục viết thông điệp lên tường, xem ảnh và bài viết cũ.

Google thì duy trì Gmail, YouTube và Picasa Web Albums của người đã mất qua một phiên bản riêng với quy định nếu tài khoản không được đăng nhập sau một thời gian, tài khoản đó có thể bị xóa hoặc phải chia sẻ với một người khác được chỉ định.

Tuy nhiên, các giải pháp trên vẫn chưa thực sự làm an lòng những người theo chủ nghĩa riêng tư cũng như chính các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Mỹ.

Quay trở lại Ủy ban pháp luật thống nhất. Theo dự luật mà tổ chức này bảo trợ, đại diện cá nhân của người quá cố, chẳng hạn như người thi hành di chúc, sẽ nhận được quyền truy cập - nhưng không kiểm soát hoàn toàn tài khoản - các tập tin kỹ thuật số của người đã mất, miễn là người quá cố không cấm nó trong di chúc.

Điều đó có nghĩa là một góa phụ có thể đọc email của người chồng quá cố, nhưng không thể gửi email từ tài khoản đó. Và một người có thể truy cập các file âm nhạc hoặc video được lưu giữ trong tài khoản điện tử của người đã mất, nhưng không thể sao chép các file này./.

Theo Việt Đức (Vietnam+)


 

các tin khác

  • Smartphone tạo nên các bậc phụ huynh xấu xí
  • Dễ bị khóa tài khoản Facebook cá nhân nếu không dùng tên thật
  • 8 tác hại "chết người" của công nghệ
  • Facebook hủy bỏ chức năng nhận/gửi tin nhắn trên ứng dụng di động
  • Những sản phẩm biến TV thường thành SmartTV
  • Công ty Apple lớn đến mức nào?
  • Công nghệ pin mới giúp kéo dài gấp đôi thời lượng pin trên smartphone
  • Viettel chính thức phân phối iPad
  • Những smartphone mất giá nhiều nhất 6 tháng qua
  • Tự động gửi tin nhắn đến bạn bè trước khi smartphone hết pin

tin đọc nhiều

  • Cách kiểm tra camera iPhone có phải hàng chính hãng hay không
  • 5 cách tăng tốc tivi thông minh ngay tại nhà
  • 4 ứng dụng cùng bạn đón Tết Tân Sửu 2021
  • Lộ diện phần mềm độc hại chuyên đánh cắp dữ liệu nhạy cảm
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.