Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Tội phạm mạng tấn công chính phủ và các tổ chức quốc phòng

Thứ năm 13/12/2018 11:10
printer envelope zini zini zini zini
(PLO)- Theo hãng bảo mật McAfee, tội phạm mạng đang thực hiện “chiến dịch Sharpshooter” nhắm vào chính phủ và các tổ chức quốc phòng tại nhiều nơi trên thế giới.

Cụ thể, từ tháng 10 đến tháng 11, tội phạm mạng đã nhắm mục tiêu vào các cá nhân tại 87 công ty sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, gửi cho họ tin nhắn được ngụy trang dưới dạng tin tuyển dụng có chứa tài liệu độc hại.

Nếu nạn nhân mở ra, một phần mềm có tên “Rising Sun” sẽ được cài đặt và mở “cửa hậu” cho phép tội phạm mạng ăn cắp thông tin và gửi về máy chủ từ xa. Ngoài ra, những kẻ tấn công còn giành được quyền truy cập hệ thống, thu thập tên người dùng, địa chỉ IP, cấu hình mạng và dữ liệu cài đặt hệ thống.

Xem thêm: 
3 mẹo cần nhớ nếu không muốn dính phần mềm độc hại (http://bit.ly/pm-doc-hai)


Raj Samani và các đồng nghiệp tại McAfee chia sẻ với trang CNBC qua email rằng: “Chúng tôi biết rằng chiến dịch này được thực hiện với mục đích gián điệp và nó chỉ mới được bắt đầu gần đây. Trong nhiều trường hợp, các cuộc tấn công như vậy chỉ là đòn mở màn, hy vọng với việc xác định và chia sẻ đầy đủ thông tin sẽ giúp ngăn chặn bản chất thực sự của chiến dịch”.

Nhiều khả năng chiến dịch này có liên quan đến nhóm tin tặc Lazarus (được cho là có liên kết với Triều Tiên). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của McAfee cho biết dường như vẫn còn quá sớm để quy kết trách nhiệm tấn công cho Lazarus bởi mọi thứ hơi bị “rõ ràng quá mức”. Samani cho biết về cơ bản nó có những điểm tương đồng với chiến thuật và code mà trước đây Lazarus thường sử dụng, tuy nhiên đây có thể là một chiến thuật có chủ ý.

Lazarus được biết đến với hàng loạt vụ tấn công mạng nguy hiểm, đơn cử như hack Sony Picture 2014 và tấn công bằng mã độc tống tiền (ransomeware) WannaCry vào năm ngoái, làm tê liệt nhiều doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới.

“Chúng tôi có thể xác nhận họ đã bị nhắm mục tiêu và chắc chắn nhiều nạn nhân đã nhấp vào tài liệu và tải xuống phần mềm độc hại. Tuy nhiên, không rõ có bao nhiêu dữ liệu đã bị đánh cắp ở giai đoạn này” - Samani nói.

Báo cáo của McAfee không xác định tên các công ty bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công mạng nhưng nhấn mạnh rằng 87 công ty thuộc 24 quốc gia bao gồm Mỹ, Anh và Nga đã bị ảnh hưởng.

Tại một buổi tọa đàm trực tuyến về an ninh mạng gần đây, các chuyên gia Bkav cho biết trung bình mỗi năm có hơn 60 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị nhiễm mã độc. Rõ ràng, tình hình lây nhiễm phần mềm tại Việt Nam rất đáng lo ngại bởi nhiều người vẫn chưa nhận thức được hậu quả, không đủ kỹ năng để đảm bảo an toàn khi truy cập Internet. Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin, trong năm 2018 đã có hơn 4,7 triệu địa chỉ IP nằm trong mạng máy tính ma (botnet).

Xem thêm: Cách kiểm tra điện thoại có bị dính phần mềm độc hại? (http://bit.ly/dt-dinh-malware)

Làm thế nào để hạn chế tình trạng lây nhiễm mã độc?

Ông Vũ Ngọc Sơn, Phó chủ tịch phụ trách mảng phòng chống mã độc của Bkav cho biết tỉ lệ lây nhiễm mã độc gia tăng là xu hướng chung, không riêng gì Việt Nam. Thống kê cho thấy mỗi ngày có 1,5 triệu mẫu virus mới được tung lên mạng, tất nhiên con số này sẽ không ngừng tăng lên trong thời gian tới.

Mã độc ở Việt Nam hiện có rất nhiều loại, tuy nhiên chủ yếu vẫn là virus USB, virus đào tiền ảo, virus mã hóa dữ liệu, phần mềm gián điệp và mã độc tấn công APT (tấn công có chủ đích).


Để hạn chế tình trạng bị lây nhiễm phần mềm độc hại, bạn đọc nên tránh sử dụng các phần mềm “lậu” (không có bản quyền) bởi việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro. Thêm vào đó, đại đa số người dùng đều chưa trang bị cho máy tính phần mềm bảo mật bởi virus có thể xâm nhập vào thiết bị bằng rất nhiều cách, đơn cử như email, tin nhắn, USB, các website độc hại…

Khi bị nhiễm virus, người dùng sẽ phải đối mặt với việc mất mát dữ liệu, bị theo dõi bởi phần mềm gián điệp, mất tài khoản ngân hàng, Facebook, tống tiền…

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên kynguyenso.plo.vn cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: 
Phát hiện nhiều smartphone được cài sẵn phần mềm độc hại (http://bit.ly/dt-cai-malware)

 

TIỂU MINH
 

Tag

mã độc, phần mềm độc hại, chính phủ, quốc phòng, tin tặc, tội phạm mạng, virus

các tin khác

  • Asus trình làng 3 mẫu ZenBook 2018 nhỏ gọn nhất thế giới
  • 5 ứng dụng tiết kiệm dữ liệu di động cho Android
  • Tốp 10 xu hướng tìm kiếm nổi bật nhất 2018
  • Làm thế nào để hạn chế bị theo dõi khi sử dụng điện thoại?
  • Rò rỉ cấu hình chi tiết 4 mẫu điện thoại Vsmart
  • Danh sách 10 mật khẩu tệ nhất năm 2018
  • VinSmart ra mắt 4 mẫu smartphone mới với giá mềm, cấu hình ổn
  • Cơ hội cho những ai đang có ý tưởng khởi nghiệp
  • Nên chọn iPhone X cũ hay iPhone 8 mới trong phân khúc 17 triệu

tin liên quan

  • 5 ứng dụng tiết kiệm dữ liệu di động cho Android
  • NSA: Trung Quốc đang chuẩn bị nhiều cuộc tấn công mạng
  • Một thiếu niên bị điện giật tử vong khi sạc điện thoại
  • 2 ứng dụng gian lận của TQ bị xóa khỏi Google Play
  • Apple bị cấm bán iPhone tại Trung Quốc

tin đọc nhiều

  • Cách sửa lỗi điện thoại Android không thể ghi âm cuộc gọi
  • Người dùng nên cập nhật Google Chrome 89 ngay lập tức
  • 7 cách sửa lỗi Facebook trên iPhone không hiển thị thông báo
  • Google cung cấp khóa học điện toán đám mây miễn phí tại VN
  • Đấu Trường Danh Vọng mùa Xuân 2021 có tiền thưởng đến 12 tỉ
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.