Công nghệ Deepfake là gì mà khiến thế hệ trẻ phải lo sợ?

Nghiên cứu mức độ sợ hãi đối với các xu hướng công nghệ được Kaspersky thực hiện vào tháng 11-2020 với 831 người dùng tham gia.

Kết quả cho thấy hơn một nửa (62%) trong số những người tham gia khảo sát cảm thấy sợ công nghệ Deepfake. Tỷ lệ này cao nhất trong nhóm Baby Boomers (74%) và thấp nhất ở nhóm Gen X (58%).
 
Deepfake là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo ra hình ảnh, âm thanh hoặc bản ghi âm giọng nói giống như của một người khác.

Thái độ sợ hãi của những người được hỏi đối với công nghệ này không phải là không có cơ sở, vì các video Deepfake đã được sử dụng cho mục đích chính trị, cũng như để trả thù cá nhân. Công nghệ này còn được sử dụng rộng rãi trong các vụ tống tiền và lừa đảo.

deepfake

Ví dụ, Giám đốc điều hành một công ty năng lượng của Anh bị lừa 243.000 USD khi kẻ gian dùng giọng nói Deepfake của người đứng đầu công ty mẹ yêu cầu ông này chuyển tiền khẩn cấp. Giọng nói giả giống thật đến mức vị giám đốc này đã không nghĩ tới việc kiểm tra lại, tiền được chuyển đến tài khoản ngân hàng của bên thứ ba thay vì tài khoản của trụ sở chính.

Vị giám đốc điều hành chỉ bắt đầu nghi ngờ khi "sếp" của ông ta lại yêu cầu chuyển thêm một khoản tiền khác.

Người sử dụng mạng xã hội tại Đông Nam Á có lý do chính đáng để lo sợ về các công nghệ đang phát triển, vì nghiên cứu cũng chỉ ra những trải nghiệm tiêu cực của họ trên mạng.

Sự cố phổ biến nhất mà hơn 30% người tham gia khảo sát từng gặp phải là bị chiếm đoạt tài khoản, tiết lộ thông tin bí mật...

Chris Connell, Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Kaspersky, nhận định: “Khảo sát của chúng tôi cho thấy các sự cố đáng tiếc có thể xảy ra trên mạng nhưng lại gây ra hậu quả trong đời thực. Công nghệ luôn phát triển để mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, tuy nhiên, vẫn phải rất thận trọng khi sử dụng công nghệ”.

Tuy nhiên, nghiên cứu này còn cho thấy vẫn có gần 20% người dùng trong khu vực Đông Nam Á tin rằng họ không cần phần mềm bảo mật để bảo vệ cuộc sống trực tuyến. Suy nghĩ này phổ biến nhất trong thế hệ Gen Z (17%), tiếp theo là thế hệ Millennials (16%).

Ông Connell cho biết thêm: “Điều này rất đáng lo ngại. Là con người, chúng ta thường xuyên mắc lỗi, nên các giải pháp này có thể trở thành tấm lưới an toàn bảo vệ chúng ta”.

the-he-tre-va-cong-nghe

Trong một thời gian ngắn, đại dịch COVID-19 đã tạo ra một cuộc cách mạng làm việc từ xa, kéo theo những thách thức mới. Dưới đây là một số lời khuyên của Kaspersky để đảm bảo an toàn khi làm việc tại nhà:

- Tập huấn nâng cao nhận thức về không gian mạng cho nhân viên:  Đào tạo là yếu tố rất quan trọng để nâng cao hiểu biết về mạng cho đội ngũ nhân viên. Hãy lập chương trình học tập, kết hợp giữa các hình thức học trực tuyến, lớp học (thế giới ảo hoặc thực tế) và tư vấn thường xuyên qua email.

- Xây dựng nền văn hóa tin cậy: Thật không may, nhiều tổ chức lớn không có văn hóa minh bạch giữa nhân viên và bộ phận CNTT về các vấn đề mạng. Khi mắc sai lầm, người lao động thường không biết mình đã làm gì hoặc sợ sẽ bị mất việc, vì vậy họ có thể không báo cáo chính thức về sự cố vi phạm dữ liệu dẫn đến thiệt hại cho công ty.

- Không nên sử dụng các thiết bị công việc để vào mạng cho mục đích khác: Khuyến khích nhân viên dùng thiết bị riêng để làm việc cá nhân, như mua sắm, truyền thông xã hội hoặc đọc tin tức.

- Cập nhật bản vá phần mềm trên máy của nhân viên: Nếu thiết bị của các nhân viên trong tổ chức không được vá và cập nhật đầy đủ, tin tặc sẽ có nhiều cơ hội để xâm nhập hệ thống. 

Đọc thêm