4 loại ứng dụng bạn nên gỡ bỏ ngay lập tức khỏi điện thoại

Không phải ứng dụng nào trên Google Play hay App Store cũng thật sự hữu ích, thật vậy, nhiều ứng dụng di động tồn tại chỉ để tấn công thiết bị hoặc đánh cắp thông tin cá nhân của bạn. Dưới đây là một số loại ứng dụng mà không nên cài đặt trên điện thoại:

1. Ứng dụng đèn pin

Không có lý do gì để cài đặt các ứng dụng dạng này khi điện thoại đã có sẵn đèn flash LED. Đa số các ứng dụng đèn pin đều chứa rất nhiều quảng cáo mà không cung cấp bất cứ điều gì hữu ích so với ứng dụng có sẵn trên điện thoại. 

Khi thử tìm kiếm ứng dụng đèn pin trên Google Play, bạn sẽ thấy rất nhiều ứng dụng đèn pin với hàng triệu lượt tải xuống. Đa phần đều hiển thị quảng cáo và yêu cầu quyền truy cập vào danh bạ, sử dụng vị trí… (điều này hoàn toàn không hợp lý). Tất nhiên, các nhà phát triển có thể sử dụng những dữ liệu này và bán lại cho những nhà quảng cáo để kiếm được nhiều tiền hơn. 

Thay vì cài đặt các ứng dụng đèn pin của bên thứ ba, người dùng chỉ cần vuốt từ trên xuống dưới để mở bảng điều khiển, sau đó chạm vào biểu tượng đèn pin để bật. Đối với các thiết bị iOS, bạn hãy mở Control Center (trung tâm điều khiển) và chạm vào biểu tượng đèn pin.

2. Ứng dụng bàn phím

Bàn phím mặc định trên Android và iOS thường không có nhiều tính năng như tự động sửa lỗi chính tả, dự đoán từ… Đó là lý do tại sao nhiều người thường cài đặt thêm các ứng dụng bàn phím của bên thứ ba như Laban Key, Gboard…

Tuy nhiên, những ứng dụng này có thể ảnh hưởng lớn đến quyền riêng tư của bạn, bởi lẽ nó có thể ghi nhận mọi thứ bạn nhập, bao gồm mật khẩu, tin nhắn cá nhân, thông tin tài chính… và gửi về máy chủ của nhà phát triển.

Theo báo cáo của ZDNet, trước đó ứng dụng bàn phím SwiftKey (thuộc sở hữu của Microsoft) cũng từng làm rò rỉ dữ liệu riêng tư của người dùng thông qua tính năng đề xuất sửa lỗi. Rất may iOS không cho phép bàn phím của bên thứ ba truy cập Internet trừ khi bạn bật tùy chọn Truy cập đầy đủ. Tuy nhiên, nếu bạn làm điều này (hoặc nếu đang sử dụng Android), người dùng nên cẩn thận khi cấp quyền. 

3. Trò chơi miễn phí

Đa số các trò chơi hiện nay trên điện thoại đều miễn phí, người dùng chỉ cần tạo tài khoản và bắt đầu chơi mà không cần tốn bất cứ thứ gì. Tuy nhiên, những trò chơi này thường nhồi nhét rất nhiều quảng cáo, yêu cầu quyền truy cập vào danh bạ, vị trí, máy ảnh và các quyền nhạy cảm hơn khi bạn cài đặt chúng.

Theo tờ New York Times, hàng trăm trò chơi trên Google Play và App Store có chứa Alphonso. Công cụ này được nhà quảng cáo sử dụng để truy cập vào micro điện thoại, sau đó nghe lén các âm thanh phát ra từ những chương trình TV mà bạn đang xem, từ đó hiển thị quảng cáo tương ứng. 

4. Ứng dụng chống virus

Các ứng dụng chống virus trên về cơ bản đều vô dụng vì những biện pháp bảo vệ tích hợp của Apple, đồng thời chúng cũng không có khả năng kết nối với hệ điều hành. Trên Android, bạn thực sự không cần một ứng dụng chống virus trừ khi thiết bị đã được root hoặc bạn thường xuyên tải xuống các ứng dụng bên ngoài Google Play.

Các ứng dụng chống virus thường thu thập rất nhiều dữ liệu trên thiết bị và trình duyệt, do đó vì sao chúng ta không gỡ cài đặt chúng để tiết kiệm tài nguyên hệ thống, lấy lại dung lượng lưu trữ và ngừng cho phép các công ty chống virus thu thập dữ liệu của bạn?

Đọc thêm