Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Công nghệ điều tra trong phim và ngoài đời thực

Chủ nhật 25/10/2015 02:45
printer envelope zini zini zini zini
(PL)- Nhiều người nghĩ những công nghệ điều tra tội phạm trong phim chỉ là viễn tưởng, thế nhưng thực tế những công nghệ này đã có ngoài đời.

Những người mê thể loại phim hành động, điều tra tội phạm như CSI, NCIS,… của Mỹ trên kênh truyền hình AXN đang làm người xem mê mệt. Thực tế, những công nghệ điều tra trong phim hoàn toàn có ngoài đời thực. Trang web của các trường ĐH pháp y Mỹ Forensics Colleges đã chọn ra 10 công nghệ pháp y đáng nói nhất hiện nay mà các nhà điều tra đang ứng dụng. Trong khuôn khổ bài này, chúng ta thử tìm hiểu một số công nghệ đó.

- Phương pháp phổ khối lượng plasma cảm ứng cắt bỏ bằng laser.

Khi có một chiếc ly bị bể tại hiện trường tội phạm, người ta có thể xếp các mảnh vỡ, thậm chí tí hon lại để tìm ra những manh mối quan trọng như hướng đạn bắn, lực tác động hay loại hung khí. Thông qua khả năng nhận diện đồng vị cực kỳ nhạy, cỗ máy LA-ICP-MS sẽ phá vỡ các mẫu ly thành bất cứ kích cỡ nào, thậm chí tới cấu trúc phân tử. Nhờ đó các nhà điều tra có thể so sánh những bụi thủy tinh li ti vương trên quần áo xem có khớp với những mảnh ly vỡ thu được không.

- Nhiếp ảnh ánh sáng thay thế (Alternative Light Photography)

Đối với những y tá pháp y, việc có thể nhanh chóng xác định được mức độ tổn thương thể xác mà nạn nhân phải chịu có thể tạo nên sự khác biệt giữa sống và chết. Dĩ nhiên họ có nhiều công cụ giúp mình xác định chính xác vấn đề này. Nhưng phương pháp nhiếp ảnh ánh sáng thay thế (ALP) được đánh giá là một trong những công cụ tốt nhất giúp phát hiện những tổn thương, ngay cả trước khi chúng hiện lên trên da nạn nhân. Một chiếc máy ảnh chuyên dùng (như Omnichrome) dùng ánh sáng xanh và các kính lọc màu cam có thể phát hiện được những vết bầm ở dưới da.


 
Những chuyên gia điều tra hiện trường trong một bộ phim CSI. Ảnh: INTERNET

- Nhiếp ảnh đạn đạo cao tốc.

Tại hiện trường, các chuyên gia về đạn đạo thường dùng những chiếc máy ảnh có tốc độ cao để tìm hiểu các lỗ đạn, các vết thương do đạn bắn và các mảnh kính vỡ đã được tạo ra thế nào. Họ sẽ phải nhận diện và so sánh các đường đạn, các dấu hiệu tác động và các lỗ đạn thoát ra.

- Máy so sánh video quang phổ .

Đối với các nhà điều tra hiện trường và các nhà khoa học pháp y, đây là một trong những công nghệ pháp y có giá trị nhất. Họ dùng chiếc máy VSC 2000 này để phát hiện xem trên một mảnh giấy tại hiện trường có để lại những chữ viết bị mờ hay ẩn giấu hay không, xác định chất lượng giấy và nguồn gốc nó. Họ có thể xem xét những mảnh giấy ngay cả sau khi chúng đã bị hư hỏng bởi nước hay lửa mà dùng mắt thường thì không thể phát hiện được gì.

- Tái tạo khuôn mặt 3D.

Mặc dù công nghệ pháp y này không được đánh giá cao về tính xác thực nhưng nó vẫn được các nhà bệnh học pháp y, nhân loại học pháp y và khoa học pháp y ưa chuộng. Với sự trợ giúp của phần mềm tái tạo khuôn mặt 3D, người ta dựa trên những mảnh thân thể người thật thu được để tái tạo ra một hình dạng thể chất của nạn nhân.

- Thiết bị sắp xếp chuỗi DNA.

Hầu hết người ta chỉ quen thuộc với việc xét nghiệm mã di truyền DNA tại phòng thí nghiệm pháp y. Còn các nhà khoa học pháp y và các kỹ thuật viên phòng thí nghiệm hình sự lại dùng cái gọi là tiểu sử DNA (DNA profiling) chứa trong các mẫu da hay tóc để nhận diện các nạn nhân và hung thủ. Trong trường hợp các mẫu DNA này bị hư hỏng nặng, các nhà khoa học thường phải dùng tới thiết bị sắp xếp chuỗi DNA siêu hơn để giúp họ phân tích các mảnh xương hay răng cũ nhằm xác định các phân tử gốc DNA nucleobase của một người. Việc tổng hợp thành một “bản đọc” hay một mô thức DNA độc nhất có thể giúp nhận diện ai đó có phải là nghi can hay hung thủ không.

- Nhận diện dấu vân tay từ tính và tự động hóa.

Với các công nghệ pháp y này, các nhà điều tra hiện trường có thể nhanh chóng và dễ dàng so sánh một dấu vân tay thu được tại hiện trường vụ án với một cơ sở dữ liệu ảo có quy mô rộng lớn. Ngoài ra việc kết hợp bụi vân tay từ tính và việc thu thập không chạm vào hiện vật cho phép nhân viên điều tra thu được một bản in chính xác dấu vân tay tại hiện trường mà không làm hư hỏng chứng cứ.

Smartphone thành trợ lý điều tra mới

Nhân viên điều tra có thể dùng smartphone chụp ảnh chứng cứ, hiện trường để gửi ngay lập tức qua mạng về trụ sở cho lãnh đạo và các chuyên gia xử lý. Những công cụ ứng dụng phần mềm chuyên dụng trên các thiết bị di động trở thành những trợ thủ đắc lực cho nhà điều tra mọi lúc, mọi nơi.

PHẠM HỒNG PHƯỚC
 

Tag

phần mềm, website, Internet, công nghệ, ứng dụng, di động, thiết bị, cho phép, CSI, điều tra hiện trường

các tin khác

  • Đã có thể tìm kiếm nội dung bài đăng trên Facebook
  • 'Triệt đường' mời chào mua SIM trên Facebook
  • Giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp đón đầu TPP
  • Viettel tại Đông Timor đạt mức tăng trưởng kỉ lục 280%/năm
  • YouTube bắt đầu ép người dùng trả tiền
  • Đọc báo trực tiếp trên Facebook
  • Dùng iPhone để cân các đồ vật
  • ‘Siêu’ launcher dành cho các thiết bị Android
  • 'Trợ thủ' tìm nhà trọ giá rẻ ở thành phố

tin liên quan

  • Robot chiến đấu của Google mở ra tương lai cho bộ binh
  • Chiến đấu cơ không người lái mới nhất của Trung Quốc vẫn 'thua' Mỹ
  • Mỹ thử nghiệm công nghệ mới giúp binh lính có thể “tàng hình”

tin đọc nhiều

  • Ứng dụng LastPass bị phát hiện có chứa 7 trình theo dõi
  • Đặt mua iPhone 12 Pro Max và nhận được hộp sữa chua
  • Lộ diện mẫu smartphone sạc nhanh 65 W cùng khả năng kết nối 5G
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.