Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
Trang chủ
Kỷ nguyên số

Kỷ nguyên số

Cách phát hiện phần mềm nghe lén trên điện thoại

Thứ ba 24/06/2014 14:58
printer envelope zini zini zini zini
Mối lo ngại về các chương trình nghe lén điện thoại lại tăng cao sau khi xuất hiện thông tin phần mềm Ptracker đã bị cài đặt trên 14.000 smartphone.

Phòng cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao - PC50 cho biết, từ tháng 6/2013, Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng đã phát triển, cung cấp dịch vụ phần mềm có chức năng giám sát điện thoại di động gồm hai gói: cá nhân và doanh nghiệp - phần mềm Ptracker. Tất cả dữ liệu như danh bạ, tin nhắn, các cuộc gọi đi - đến, âm thanh ghi âm xung quanh, hình ảnh, video, thống kê lịch sử truy cập trang web, lộ trình di chuyển, vị trí hiện tại của máy... sẽ được phần mềm lưu lại và đẩy lên máy chủ chỉ khoảng 5-10 phút. Kể từ khi cung cấp gói dịch vụ này, đã có hơn 14.000 khách hàng tham gia.

Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch Công ty Bkav, cho biết rất khó thống kê hiện có bao nhiêu phần mềm nghe lén được cung cấp ở Việt Nam, nhưng có thể khẳng định rằng những phần mềm tương tự Ptracker đã được rao bán trên mạng từ lâu và việc mua bán cũng diễn ra khá dễ dàng. 

soft-1-3920-1403587321.jpg

Nhiều phần mềm nghe lén được quảng cáo là phần mềm quản lý doanh nghiệp qua điện thoại di động.

Các ứng dụng này có thể được "ngụy trang" dưới tên gọi như "phần mềm quản lý nhân sự qua điện thoại di động", với các tính năng xác định vị trí, theo dõi lộ trình di chuyển, nhận được đơn hàng trực tuyến, gửi báo cáo bằng hình ảnh, âm thanh, video từ điện thoại nhân viên đang ở ngoài hiện trường…

Chẳng hạn, từ năm 2009, một phần mềm có tên SpyPhone của Đức cũng được bán ở Việt Nam với lời quảng cáo là giúp người dùng quản lý con em và người thân, giám sát hoạt động nhân viên dưới quyền... Khi được hỏi về tác động tiêu cực của phần mềm, ông James Jonhs, Giám đốc điều hành Retina-X Studios, nơi viết SpyPhone. khẳng định: "Công nghệ chỉ trở nên đáng sợ nếu người ta dùng nó vào mục đích xấu mà thôi". Ví dụ, phần mềm này có thể giúp các cơ quan điều tra theo dõi kẻ tình nghi, giúp bố mẹ kiểm soát con cái... nhưng lại trở thành công cụ xấu khi tiếp tay cho tội phạm ăn cắp thông tin hay "phục vụ" việc theo dõi vợ/chồng.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, Chuyên gia bảo mật thuộc Ban Công nghệ - Tập đoàn FPT, để thực hiện hành vi nghe lén, người có mục đích xấu trước tiên phải có cơ hội cầm điện thoại của nạn nhân để cài phần mềm. Do vậy, để phòng tránh, mọi người nên coi điện thoại là vật sở hữu cá nhân, nên cài mật khẩu và hạn chế cho người khác mượn máy nếu không thực sự cần thiết (hiện nay, nhiều trường hợp vợ/chồng cố tình cài phần mềm lên thiết bị của nửa kia để theo dõi người đó có đang làm chuyện bất thường hay không). Người dùng cũng cần xem xét kỹ trước khi bấm vào đường link lạ, kể cả do bạn bè gửi qua SMS và qua chat.

Đồng quan điểm, ông Ngô Tuấn Anh khuyến cáo người sử dụng điện thoại tránh cài đặt phần mềm không chính thống, không rõ nguồn gốc, không kết nối smartphone tới máy tính lạ vì hiện đã xuất hiện một số mã độc hoạt động đa nền tảng (lây lan trên cả Windows và Android). Bên cạnh đó, mọi người cũng nên cân nhắc nếu thấy hệ điều hành cảnh báo rằng ứng dụng mà họ đang cài đặt có khả năng quét danh bạ, SMS, can thiệp sâu vào hệ thống... 

phone.jpg

Ảnh minh họa:Examiner.

Do các phần mềm gián điệp được lập trình để chạy ngầm trên hệ thống, người dùng sẽ khó xác định được thiết bị của họ có đang bị theo dõi hay không. Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Đức cho rằng người sử dụng có thể để ý đến một số biểu hiện khác lạ của điện thoại như là biểu tượng GPS thi thoảng sáng lên dù họ không mở các ứng dụng kiểm tra vị trí như Google Maps, Facebook...

Thứ hai là dữ liệu 3G tăng cao so với các tháng trước đó. Ngoài ra, điện thoại chạy chậm hơn bình thường, pin nhanh hết và máy nóng cả khi không sử dụng (do phần mềm gián điệp có thể đang chạy ngầm và gửi thông tin đến máy chủ từ xa). 

Nếu có những biểu hiện trên, người sử dụng nên cài thêm chương trình bảo mật của các nhà cung cấp uy tính để biết thiết bị của họ có thực sự bị theo dõi. Theo chuyên gia của Bkav, hiện nay một số phần mềm bảo mật di động đã tích hợp sẵn công cụ AutoScan và Smart Scan với khả năng tự động phát hiện ứng dụng đang âm thầm quét thông tin cá nhân và gửi cảnh báo đến cho người sử dụng.

Trong trường hợp đã biết được rằng điện thoại bị nghe lén, người sử dụng có thể sao lưu toàn bộ dữ liệu trên máy rồi vào phần Settings (Thiết lập) chọn Factory Reset (khôi phục cài đặt gốc) để gỡ bỏ triệt để phần mềm gián điệp.

Theo Châu An (Vnexpress)


 

các tin khác

  • 14.000 điện thoại bị chiếm quyền điều khiển
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường lên tiếng về vụ bị tin tặc tấn công
  • Cài phần mềm đọc trộm tin nhắn, bàng hoàng phát hiện bạn trai là... gay
  • Apple ra mắt phiên bản beta lần 2 của iOS 8
  • Công ty VNG được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen
  • Ứng dụng miễn phí có thể chống bị theo dõi qua smartphone
  • Android "thế hệ mới" sắp được trình làng
  • LG nuôi tham vọng cho webOS TV
  • Nokia XL chỉ 3,7 triệu đồng

tin liên quan

  • Trực tuyến: Điện thoại thông minh và nỗi lo bị nghe lén
  • Nghe lén hàng loạt điện thoại: Tội gì?
  • Cài phần mềm đọc trộm tin nhắn, bàng hoàng phát hiện bạn trai là... gay

tin đọc nhiều

  • iPhone 8 Plus 64 GB giá chỉ còn 7,39 triệu đồng
  • Cách kiểm tra mật khẩu trên điện thoại có bị rò rỉ hay không
  • 5 tính năng mới trên iOS 14.5 có thể bạn chưa biết
  • 4 cách sửa lỗi máy tính không thể kết nối WiFi
CHỈ MỤC
  • Nhịp công nghệ
  • Thiết bị số
  • Tuyệt chiêu
  • Kinh Doanh Online
  • Công Nghệ 4.0
  • Xe Điện
  • rss G+ Facebok

Chuyên mục Kỷ Nguyên Số

© Chuyên mục công nghệ Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Giấy phép số: 636/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28-12-2020
Tổng Biên Tập: Mai Ngọc Phước. Tòa soạn: 34 Hoàng Việt, Phường 4, Quận Tân Bình, TPHCM
Tổng đài: (028)39910101 - 39914701. Fax: (028) 3991 4661; Email: kynguyenso@phapluattp.vn

Liên hệ Truyền Thông, quảng cáo: (028) 39914669 – Fax: (028) 39914606, Email: quangcao@phapluattp.vn

® Pháp Luật TP.HCM giữ bản quyền nội dung trên website này.

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Báo.

Đang hiển thị 2201645673509662010.