Bí kiếp bán hàng online hiệu quả

Bán hàng trực tuyến (bán hàng online) là xu hướng kinh doanh bùng nổ trong thời đại Internet và smartphone phổ biến như hiện nay. Cuối năm 2014, ông Trần Vinh Nhung - Phó Giám đốc Sở Công thương TP HCM cho biết: "Việt Nam hiện có trên 20 triệu smartphone đang hoạt động. Song song đó là sự phát triển và lan rộng của Internet. Đó là hai tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thương mại điện tử nói chung và bán hàng trực tuyến nói riêng".

Thực tế, môi trường kinh doanh trực tuyến nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rủi ro. Tham khảo 5 bí kíp sau đây, bạn sẽ biết cách vận hành hiệu quả cỗ máy bán hàng online của mình.

Đặt uy tín lên hàng đầu

Bạn có thể bắt đầu kinh doanh online từ một diễn đàn rao vặt, blog cá nhân hay mạng xã hội… Nhưng dù điểm xuất phát là gì, bạn phải đảm bảo mỗi sản phẩm đều đạt chất lượng tốt nhất.

Anh Trần Viết Quang (26 tuổi, chuyên rao bán sản phẩm trên các diễn đàn, mạng xã hội) chia sẻ: “Khách hàng bây giờ rất khắt khe, họ cũng rất e dè với những ai rao bán không ghi rõ địa chỉ cụ thể. Khi nhận hàng, họ sẽ xem xét sản phẩm kỹ lưỡng trước khi nhận. Chỉ cần phát hiện lỗi nhỏ hay bất kỳ vấn đề nào không vừa ý thì sẵn sàng trả lại”.

Đừng phụ thuộc vào diễn đàn rao vặt, mạng xã hội

Bạn không thể sống mãi trên các diễn đàn, mạng xã hội, đó là thực tế trên thị trường trực tuyến. Với diễn đàn, bạn phải tốn phí đăng bài nếu muốn tiếp cận với số đông người đọc. Còn trên mạng xã hội, thông tin của bạn vẫn bị kiểm soát và hạn chế.

Rất nhiều người nghĩ đến việc tạo fanpage và mua like ảo để tạo dựng hình ảnh thương hiệu nhanh chóng. Đây không phải là cách hay. Thay vào đó, bạn cần kiên trì và nhẫn nại trong quá trình xây dựng thương hiệu. Đồng thời tìm kiếm nhiều cách thức kinh doanh mới, đừng chỉ phụ thuộc vào diễn đàn, mạng xã hội.

Xây dựng website riêng

Nếu có ý định kinh doanh dài lâu, bạn cần tạo một website riêng cho sản phẩm của mình. Theo anh Nguyễn Công Danh (31 tuổi, kinh doanh phụ kiện smartphone), thương hiệu của bạn sẽ bị lẫn vào nhiều tên tuổi trên diễn đàn hay fanpage ở Facebook. Trong khi đó, tên một website rất dễ nhớ và tạo cảm giác tin cậy cho người mua.

Anh Danh cho biết: “Có website riêng, bạn sẽ chủ động mọi thông tin, cách sắp xếp nội dung hay các chương trình khuyến mại. Tất nhiên, dù đã có website vẫn phải cần kết hợp với diễn đàn, mạng xã hội để đánh bóng thương hiệu”.

Chú trọng vào SEO

SEO (search engine optimization - tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là phương pháp nâng cao thứ hạng của một website cụ thể trên những trang tìm kiếm (phổ biến nhất là Google).

Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Marketing Công ty SC (SEO Company, sccom.vn), một doanh nghiệp rất thành công trong lĩnh vực SEO và Marketing tổng thể ở Việt Nam, SEO giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, suy nghĩ và hành vi của khách hàng. “Trên khía cạnh bán hàng, SEO là cách thức hiệu quả để đưa khách hàng đến với website của bạn, thông qua chính nhu cầu tìm kiếm của họ và các từ khóa liên quan đến sản phẩm. Chính điều này khiến SEO giúp doanh nghiệp tiếp cận gần nhất với xu hướng của khách hàng”, ông chia sẻ.

Dùng mạng xã hội bổ trợ cho SEO

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tiếp thị số, làm SEO cho bất cứ website nào cần lâu dài và đầu tư công phu. Trong quá trình đó, website của doanh nghiệp từng bước được tối ưu hóa, trở nên tốt hơn và dễ tìm thấy hơn trên các công cụ tìm kiếm. Kết quả của SEO không chỉ thể hiện ở thứ hạng hiển thị trên Google, mà còn là uy tín của doanh nghiệp trên Internet. Về lâu dài, SEO tiết kiệm chi phí hơn nhiều công cụ tiếp thị khác.

Mặc dù vậy, mạng xã hội có thể xem như một kênh bổ trợ quan trọng cho SEO, đặc biệt là Facebook, YouTube và Google+. Các tương tác thông qua Google+ (chia sẻ và bấm +1 cho nội dung), Facebook (like, comment và share), YouTube (thêm từ khóa vào các video liên quan tới sản phảm của doanh nghiệp)… đều giúp tăng thứ hạng website trên Google Search. Quá trình này hoàn toàn có thể thực hiện song song giữa dịch vụ làm SEO và chủ website.

Đọc thêm