Huawei có còn là mối đe dọa an ninh quốc gia?

Các quan chức Mỹ, Anh, Canada, Úc, New Zealand, Nhật Bản và một số quốc gia ở châu Âu cho rằng Huawei có thể là gián điệp của chính phủ Trung Quốc. Tuy nhiên, không một ai đưa ra được bằng chứng cụ thể về hành vi gián điệp của Huawei, mặc dù người sáng lập công ty là cựu sĩ quan trong quân đội quân đội và Huawei được chính phủ Trung Quốc tài trợ rất nhiều. 

Hiện tại, không có bằng chứng cụ thể để kết luận Huawei là gián điệp của Trung Quốc, nhưng không một ai có thể chắc chắn chuyện này không xảy ra trong tương lai.

Trong trường hợp xấu nhất, Huawei có thể cài đặt thiết bị của họ vào mọi ngóc ngách bên trong những cơ sở hạ tầng quan trọng. Lúc này, các nhà mạng sẽ không có thời gian để thực hiện việc chuyển đổi và nguy cơ bị rò rỉ thông tin, đứt kết nối,… hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhiều công ty viễn thông Bắc Mỹ và châu Âu đang ngày càng gặp khó khăn trong việc xây dựng bởi áp lực từ chính phủ, vì họ được coi là cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng. Việc này cũng không có gì khó hiểu bởi Mỹ lo ngại xảy ra các cuộc tấn công mạng bất ngờ trong tương lai, do đó, họ thường chọn sử dụng công nghệ của Cisco hoặc HPE. 

Mới đây vào ngày 15-1-2019, Ren Zhengfei, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Huawei đã trả lời phỏng vấn sau nhiều năm im lặng trước những cáo buộc gián điệp, đồng thời ca ngợi Donald Trump vì đã cắt giảm thuế

Ren Zhengfei, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Huawei. Ảnh: Getty Images

Chính phủ Mỹ liên tục thực hiện các hành động gay gắt nhắm vào Huawei kể từ khi báo cáo của Ủy ban Tình báo Hạ viện được công bố vào năm 2012. Thúc đẩy lệnh cấm trong nước đối với các thiết bị của Huawei, ZTE và một nhà sản xuất điện khác của Trung Quốc. Tuy nhiên, đáng chú ý là báo cáo của Hạ viện không cung cấp bằng chứng cụ thể nào về hành vi gián điệp Trung Quốc. 

Sau tiết lộ của Edward Snowden về việc giám sát của Mỹ, Trung Quốc đã trả đũa bằng cách loại bỏ công nghệ Mỹ khỏi mạng lưới và hệ thống của mình. Điều này không gây phiền hà cho Trung Quốc bởi nó có cả một ngành công nghiệp đứng đằng sau. Tuy nhiên, các quốc gia khác không may mắn như vậy và thường xuyên gặp lúng túng khi chọn mua công nghệ của Mỹ hoặc Trung Quốc.

Các quốc gia phương Tây thà tin tưởng công nghệ Mỹ với luật giám sát mạnh mẽ, trong khi phần còn lại của thế giới tin tưởng vào công nghệ Trung Quốc hoặc đơn giản là không quan tâm bởi lẽ bất kỳ công nghệ nào cũng có thể là rủi ro an ninh quốc gia.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên kynguyenso.plo.vn cho nhiều người cùng biết.

Đọc thêm