Hồ sơ Panama có thể xoay chuyển cuộc đua vào Nhà Trắng?

Tờ Independent bình luận thông tin về người giàu có tài sản tại những nơi ưu đãi thuế ở nước ngoài không phải là một điều đáng ngạc nhiên đối với người dân Mỹ.

Tuy nhiên, quy mô tuyệt đối của 11,5 triệu tài liệu rò rỉ từ hãng luật Panama Mossack Fonseca đã dậy lên một cơn bão khổng lồ và buộc phải đưa vấn đề công lý thuế lên các chương trình nghị sự. Hồ sơ Panama có khả năng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và thậm chí còn tiết lộ nhiều hơn về các vấn đề tài chính của các nhà lãnh đạo thế giới. Sự hàm ý chính trị toàn cầu là rất lớn.

Bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ tại Mỹ được đặc trưng hóa bởi sự tức giận ngày càng gia tăng ở tầng lớp thượng lưu toàn cầu. Vụ bê bối hồ sơ Panama chỉ góp phần vào sự phẫn nộ về những hành động của các nhân vật thành lập nhận thức, những người đã đứng yên cho sự thất bại của công lý xảy ra.

Mặc dù đã  không có trường hợp lớn nào của Mỹ liên quan đến thông tin bị rò rỉ ở giai đoạn này, tất cả ứng viên tổng thống sẽ bị thẩm vấn về vụ bê bối. Và không ai sẽ phải chịu áp lực nhiều hơn Hillary Clinton. Đối với một số người Mỹ, bà là hiện thân của một người "lãnh đạo toàn cầu", trong khi Bernie Sanders lại là phản đề của nhận định.

Hồ sơ Panama tạo cho Bernie Sanders một nền tảng thu hút các cử tri. Ảnh: EPA

Việc rò rỉ rất thông tin cho thấy chính phủ trên toàn thế giới cố tình bỏ qua việc tránh thuế của người giàu. Mặc dù bà Clinton không liên quan đến bất kỳ hành động phi pháp nào trong hồ sơ nhưng có người cho rằng bà nằm trong số các tầng lớp giàu có. Một vài thành viên thuộc tầng lớp này được hưởng quyền lợi từ các chương trình như vậy.

Có thông tin cho rằng bà Clinton đã thúc đẩy thỏa thuận thương mại tự do Panama trong khoảng thời gian ông Sanders chống đối. Ông dẫn lời cảnh cáo nghiên cứu cho rằng nó sẽ giới hạn nghiêm trọng khả năng kiểm soát của chính phủ về hoạt động nghi vấn hay thậm chí là bất hợp pháp.

Ngay cả khi gia đình Clinton không bị đề cập trong vấn đề tránh thuế, Sanders có thể tiếp tục khai thác câu chuyện mà bà Clinton là một phần của trách nhiệm cá nhân vì đã ủng hộ việc lạm dụng trắng trợn hệ thống thông qua các giao dịch thương mại.

Vụ bê bối này có thể sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Nó sẽ ngày càng gia tăng khả năng các cử tri chưa bầu cử chuyển sang ủng hộ ông Sanders trong các cuộc bầu cử sơ bộ quan trọng sắp tới, trong đó có New York. Trong một cuộc tổng tuyển cử, việc bị cáo buộc trốn thuế trong quá khứ của ứng viên được yêu thích Cộng hòa, Donald Trump sẽ đẩy ông vào tình thế yếu hơn so với Sanders.

Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton phát biểu tại một cuộc họp với tổ chức lao động tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ. (Ảnh: AFP)

Nhưng điều này nhiều còn hơn cả một trận chiến giữa các ứng viên, nó là một trận chiến của ý tưởng. Toàn cầu hóa, ý tưởng được công bố bởi những người ủng hộ bà Hillary Clinton, cho phép những người giàu nhất trong xã hội khai thác hệ thống trong khi những người lao động bình thường phải nhặt những phần thừa còn lại.

Điều này đã diễn ra trong nhiều thập niên. Gia đình Clinton đã không làm gì để cải thiện nó. Hillary tiếp tục mô tả nền tảng chính sách đối thủ của mình là một "chiếc bánh trên trời", tuy nhiên các công ty chấp nhận nộp thuế công bằng có thể dễ dàng tài trợ cho nhiều đề xuất của Sanders.

Những scandal này càng tiếp diễn, ông Sanders càng có lợi. Và nếu có thêm bất kỳ sơ sót nào từ phía bà Clinton, ông Bernie Sanders chắc chắn nắm được chiếc chìa khóa vào Nhà Trắng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm