'Dùng trước - Trả sau' không còn là đặc quyền của những người có điều kiện

Trên thực tế, hình thức Dùng trước - Trả sau đã xuất hiện rất lâu đời, khi các tiệm tạp hóa, các cửa hàng quen biết... vẫn dễ dàng cho khách quen “nợ” và thanh toán một lần hoặc nhiều lần mỗi tháng.

Với sự tham gia của các ứng dụng fintech, hình thức này đang trở nên đơn giản và tiện lợi hơn bao giờ hết.

vi-dien-tu

Hãng nghiên cứu Coherent Market Insights dự đoán thị trường các ứng dụng Dùng trước - Trả sau sẽ tăng trưởng hơn 21% mỗi năm trong giai đoạn 2020 - 2027.

Thị trường bán lẻ có xu hướng dịch chuyển sang các hình thức mua bán trực tuyến cũng góp phần thúc đẩy các giải pháp Dùng trước - Trả sau tăng trưởng nhanh hơn nữa.

Giới trẻ thế hệ Y, thế hệ Z, những người làm chủ công nghệ, làm chủ thị trường tiêu dùng ngày nay không thụ động chờ lương về để hạch toán các khoản chi tiêu trong kỳ. Nhu cầu mua sắm, thanh toán các hóa đơn đến hạn... luôn thúc giục họ có những giải pháp tài chính thông minh hơn, sáng tạo hơn.

Dùng trước - Trả sau cũng cho thấy một xu hướng mới trong tiêu dùng khi người trẻ hầu như không phải né tránh các khoản nợ cá nhân, mà dùng nó như một giải pháp tài chính tích cực. Không mất phí nếu thanh toán đúng hạn, các khoản nợ cá nhân còn trực tiếp giúp người dùng có được lịch sử tín dụng đáng tin cậy, cực kỳ cần thiết khi các tổ chức tín dụng xét duyệt các khoản vay lớn trong tương lai. 

Vừa qua, MoMo và TPBank đã cho ra mắt Ví Trả Sau, giúp mọi người dễ dàng hơn trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính thông minh, hiện đại.

Từ trước đến nay, việc “quẹt thẻ” khi mua sắm mà không cần quan tâm tới số tiền có trong tài khoản vẫn là một hình ảnh “sang chảnh”. Tuy nhiên, với Ví Trả Sau, người dùng có thu nhập thấp, không ổn định vẫn có thể dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ tài chính.

Bạn có thể sử dụng Ví Trả Sau với hạn mức lên tới 5 triệu đồng để ăn uống, mua sắm, thanh toán điện, nước, đi siêu thị, mua vé máy bay... Khi thanh toán đúng hạn, khoản tiền chi tiêu trước sẽ không bị tính lãi suất.

“MoMo luôn đặt trải nghiệm người dùng là mục tiêu cuối cùng trong mọi nỗ lực cải tiến sản phẩm. Mọi nhu cầu về tài chính của người dùng đều được giải quyết chỉ với vài cú chạm” - ông Nguyễn Bá Diệp, Phó Chủ tịch HĐQT, đồng sáng lập Ví MoMo chia sẻ.

Đọc thêm