Đây là cách bảo vệ con trẻ khỏi Momo Challenge

Bản thân Momo là một tác phẩm điêu khắc vô thưởng vô phạt được tạo ra bởi nghệ sĩ Keisuke Aisawa (Nhật Bản). Tên thực sự của tác phẩm nghệ thuật là Mother Bird và nó đã được trưng bày tại Phòng trưng bày nghệ thuật kinh dị Vanilla của Tokyo vào năm 2016. Sau khi một số hình ảnh trên Instagram của triển lãm đã được đăng lên Subpydit Creepy, nó đã lan rộng và trở thành Momo Challenge.

2 cách chặn các video YouTube phiền phức
2 cách chặn các video YouTube phiền phức
(PLO) - YouTube thường đề xuất các video ngẫu nhiên dựa trên vị trí của người dùng. Tuy nhiên không phải ai cũng thích điều này. Vậy làm thế nào để ngăn chặn tình trạng trên?

Momo Challenge là một trò chơi thử thách đáng lo ngại nhắm vào giới trẻ, khuyến khích họ tự làm tổn thương hoặc tự sát. Ban đầu, kẻ gian sẽ gửi bức hình Momo (khuôn mặt của một người phụ nữ có phần ám ảnh) cho nạn nhân thông qua các ứng dụng nhắn tin, sau đó ra lệnh và đe dọa người nhận thực hiện thử thách, nếu không sẽ bị nguyền rủa.

Theo tờ The Sun, Momo đã xâm nhập vào nền tảng chia sẻ video nổi tiếng YouTube, xuất hiện trong các chương trình như phim hoạt hình Peppa Pig dành cho trẻ em và các video trò chơi Fortnite.

Những thách thức đáng lo ngại kể trên được cho là có liên quan đến cái chết của một bé gái 12 tuổi ở Argentina. Ngoài ra còn có một bé gái 5 tuổi đã tự cắt tóc mình sau khi bị nhân vật bệnh hoạn yêu cầu làm như vậy.

Tuy nhiên, trang The Atlantic cho rằng, Momo Challenge không có thật. Phía YouTube xác nhận rằng, trái với báo cáo của báo chí, họ không thấy bất kỳ bằng chứng nào về video hoặc quảng cáo liên quan đến Momo Challenge. Nếu video tồn tại, người phát ngôn của YouTube cho biết, chúng sẽ bị xóa ngay lập tức vì vi phạm chính sách của nền tảng. Ngoài ra, không có báo cáo nào chứng thực về bất kỳ đứa trẻ nào từng tự kết liễu đời mình sau khi tham gia vào thử thách giả mạo này.

Dù thế nào đi chăng nữa, các bậc làm cha làm mẹ cũng nên quan tâm nhiều hơn đến con cái của mình, tránh để chúng tiếp cận với những nội dung độc hại.

Cách giúp con trẻ an toàn khi trực tuyến

- Sử dụng tính năng Parental Controls: Đây là tính năng cho phép các bậc cha mẹ ngăn chặn những nội dung độc hại, kiểm soát thời gian sử dụng Internet của trẻ,… Parental Controls thường được tích hợp bên trong các ứng dụng bảo mật.

- Thường xuyên trò chuyện với con của bạn: Đây là cách đơn giản nhất để thấu hiểu tâm lí của trẻ con, trò chuyện với chúng, cùng nhau khám phá các trang web và ứng dụng, nói về những thông tin cá nhân không nên chia sẻ khi lướt web. 

Chuyên gia an ninh mạng Urban Schrott cho biết: “Đối với các bậc cha mẹ, thiết bị di động và máy tính đã trở thành một người giữ trẻ miễn phí. Thay vì để tâm đến bọn trẻ, họ cho chúng một thiết bị giải trí hàng giờ. Trừ khi trẻ em được hướng dẫn và cảnh báo về mọi thứ đang diễn ra ngoài kia, nếu không, điều tồi tệ có thể xảy ra”.

Đa số chúng ta đều quên rằng Internet không chỉ bao gồm các video và trò chơi trực tuyến, nó còn có hàng tá nội dung không phù hợp, đơn cử như khiêu dâm, bạo lực,… Tuy nhiên, ông cảnh báo nếu kiểm soát quá mức những gì trẻ đang làm, nó sẽ khiến chúng cẩn thận hơn cho những lần sau, thay vào đó, bạn hãy chủ động giải thích về tác hại của những thử thách, trào lưu và trò chuyện thường xuyên hơn với trẻ.

Làm thế nào để giữ cho trẻ an toàn trực tuyến theo từng giai đoạn?

- 11 đến 14 tuổi: Cha mẹ có thể sử dụng các công cụ quản lý con trẻ được tích hợp bên trong những phần mềm bảo mật như ESET Parental Control, máy chơi game Nintendo Wii và Xbox 360,… để chặn các trang web độc hại, giới hạn thời gian lướt web, chơi trò chơi, dạy chúng không chia sẻ các thông tin cá nhân. Điều quan trọng là phải nói với trẻ rõ ràng về thế giới ảo, không phải mọi người đều là bạn, giải thích lí do tại sao không nên chia sẻ địa chỉ, điện thoại, trường học,… 

- Khuyến khích con trẻ cởi mở và chia sẻ về những gì chúng thấy trên Internet, nếu có thể hãy cố gắng đặt máy tính ở một nơi mà bạn có thể giám sát (không phải trong phòng ngủ của con trẻ).

- 15 đến 18 tuổi: Dạy con trẻ không nên chia sẻ mật khẩu với bất kì ai. Thêm vào đó, các bậc cha mẹ nên giúp trẻ hiểu được những rủi ro khi thực hiện giao dịch trực tuyến. 

- Dạy con không chia sẻ thông tin cá nhân qua email hoặc tin nhắn, tất nhiên, để đảm bảo an toàn, cha mẹ không nên cung cấp mã PIN, thông tin ngân hàng cho con trẻ. 

- Không phải tất cả thông tin được tìm thấy trên Internet đều đáng tin cậy, do đó, cha mẹ nên tăng cường giao tiếp với trẻ và giúp chúng nhận ra các rủi ro tiềm tàng.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên kynguyenso.plo.vn cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Đọc thêm