Cẩn trọng chiêu lừa ăn cắp tài khoản Facebook kiểu mới

Theo báo cáo của PhishLabs, tội phạm mạng hiện đang sử dụng kĩ thuật URL Padding để tạo ra các liên kết giả mạo, dụ dỗ người dùng truy cập Facebook thông qua các thiết bị di động. Về cơ bản, thanh địa chỉ của trình duyệt trên smartphone tương đối nhỏ, do đó nó không thể hiển thị toàn bộ liên kết, tội phạm mạng đã tận dụng điều này để đánh lừa người dùng. 

Xem thêm: Chuyển dữ liệu từ smartphone cũ sang mới cực nhanh - Việc chuyển dữ liệu từ điện thoại cũ sang điện thoại mới luôn là một vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu. Làm thế nào để giải quyết các rắc rối trên?

Liên kết giả mạo thường sẽ có dạng như sau:

http://m.facebook.com—————-validate—-step1.rickytaylk[dot]com/sign_in.html

hxxp://login.Comcast.net-------account-login-confirm-identity.giftcardisrael[dot]com/      
hxxp://accounts.craigslist.org-securelogin--------------viewmessage.model104[dot]tv/craig2/  

hxxp://offerup.com------------------login-confirm-account.aggly[dot]com/Login%20-%20OfferUp.htm  

hxxp://icloud.com--------------------secureaccount-confirm.saldaodovidro[dot]com.br/

Theo đó, tội phạm mạng sẽ tạo ra các liên kết có bề ngoài hợp pháp và dài hơn để che giấu tên miền phụ được gắn phía sau. Tuy nhiên, đây thực chất chỉ là một trang web lừa đảo, giả mạo giao diện Facebook nhằm đánh cắp thông tin đăng nhập và mật khẩu của bạn. 

Để tránh trở thành nạn nhân, trước khi đăng nhập vào một trang web bất kì, bạn hãy kiểm tra lại thật kĩ liên kết, đặc biệt là khi đang sử dụng smartphone. Nếu nghi ngờ, người dùng nên nhập địa chỉ trang bằng tay thay vì nhấn trực tiếp vào liên kết có sẵn.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: 4 cách sửa lỗi laptop không thể sạc pin - Driver (trình điều khiển), cục sạc hoặc dây cáp bị lỗi là một trong những nguyên nhân khiến laptop không thể sạc pin. Làm thế nào để khắc phục tình trạng trên?

 

Đọc thêm