Cách phát hiện tin giả bằng Google Fact Check Explorer

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(PLO)- Tin giả và các thông tin sai lệch đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên, bạn có thể sử dụng Google Fact Check Explorer để phát hiện tin giả. 

Internet là một nguồn tài nguyên tuyệt vời để cập nhật tin tức, tuy nhiên, tin giả vẫn tràn lan bất chấp những nỗ lực ngăn chặn đang diễn ra.

Theo Tiến sĩ Robert Califf (Ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm), thông tin sai lệch về sức khỏe có thể làm giảm tuổi thọ người dùng tại Mỹ. Tương tự, một bài báo trên Washington Post cũng chỉ ra rằng tin tức giả mạo phổ biến gấp 6 lần so với tin chính thống trong cuộc bầu cử năm 2020 tại Mỹ.

Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn khi nội dung văn bản do AI tạo ra ngày càng tăng. Trong vòng vài giây, bất kỳ ai cũng có thể tạo tài liệu, hình ảnh… trông giống như thật nhưng lại là tin giả.

Có nhiều giải pháp cho vấn đề này, đơn cử như sử dụng các công cụ kiểm tra văn bản có phải do AI tạo ra hay không, hoặc sử dụng Google Fact Check Explorer.

cách phát hiện tin giả

Google Fact Check Explorer là gì?

Google Fact Check Explorer là công cụ tìm kiếm cho phép bạn nhập từ khóa hoặc cụm từ để kiểm tra tính hợp lệ của thông tin. Giải pháp này được xây dựng nhằm hướng tới một hệ sinh thái cung cấp tin tức nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo an toàn.

Giống như Google Common Knowledge và Pinpoint, Fact Check Tools giúp các nhà báo, nhà nghiên cứu… tìm thấy thông tin chính xác giữa một ‘rừng’ tin giả.

Kết quả tìm kiếm của Fact Check Explorer đến từ các trang web chuyên kiểm tra tính xác thực, và các nhà xuất bản đáp ứng các nguyên tắc của Google (không phải từ Google).

internet tràn lan tin giả

Cách tìm kiếm với Google Fact Check Explorer

Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập Google Fact Check Explorer. Nhập từ khóa, cụm từ hoặc trích dẫn bạn muốn xác minh vào khung tìm kiếm, sau đó nhấn Return hoặc nhấp vào biểu tượng kính lúp ở bên phải.

Đối với các nội dung phổ biến và gây tranh cãi, bạn thường sẽ tìm thấy nhiều kết quả từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi kết quả cung cấp ghi chú hoặc đánh giá về độ chính xác.

Fact Check Explorer trả về kết quả ngắn gọn và rõ ràng. Ảnh: TIỂU MINH

Fact Check Explorer trả về kết quả ngắn gọn và rõ ràng. Ảnh: TIỂU MINH

Ở trên cùng là xác nhận quyền sở hữu, xếp hạng độ chính xác từ nguồn kiểm tra thực tế, bao gồm True (đúng) hoặc False (sai).

Đối với các vấn đề phức tạp, bạn có thể thấy xếp hạng Misleading (sai lệch) hoặc Partially True (đúng một phần). Người dùng có thể nhấp vào liên kết nguồn để đọc toàn bộ bài viết và tìm hiểu thêm.

Ở bên phải mỗi kết quả, Google cung cấp các nút để khám phá các chủ đề liên quan và một nút để xem thêm kết quả từ nguồn xác minh tính xác thực.

Google sẽ hiển thị kết quả từ các nguồn bằng ngôn ngữ mặc định nhưng bạn có thể thay đổi thông qua tùy chọn bên dưới khung tìm kiếm.

Trong trường hợp không thể tìm thấy từ khóa để mô tả một chủ đề quan tâm, hoặc muốn xem sơ qua các vấn đề đang gây tranh cãi, hãy nhấp vào tùy chọn Explorer ở góc trái.

Kiểm tra nhanh các tin tức đang gây tranh cãi. Ảnh: TIỂU MINH

Kiểm tra nhanh các tin tức đang gây tranh cãi. Ảnh: TIỂU MINH

Ai có thể sử dụng Google Fact Explorer?

Bất cứ ai cũng có thể sử dụng Google Fact Check Explorer, nhưng nó đặc biệt hữu ích cho các nhà báo và nhà nghiên cứu phải xác định tính chính xác của các nguồn. Nếu bạn tìm thấy một số tin tức có vẻ không chắc chắn, hãy truy cập vào Google Fact Check Explorer để xác định xem tin đó có đúng không.

Đọc thêm