Cách phân biệt giấy phép lái xe thật và giả

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Vì lười hoặc lo ngại thi rớt, nhiều người đã chọn cách tìm mua giấy phép lái xe (GPLX) giả ở trên mạng nhằm đối phó với cơ quan chức năng.

Cách phân biệt giấy phép lái xe thật và giả

Trước đó vào năm 2020, lực lượng CSGT đã phát hiện hàng loạt GPLX, giấy đăng ký kiểm định được làm giả một cách tinh vi thông qua một đối tượng “cò” ở bến xe Miền Đông với giá 2 triệu đồng.

Không khó để tìm thấy các bài viết quảng cáo nhận làm GPLX lấy liền, bằng có hồ sơ gốc, có mã QR điện tử của Bộ GTVT… và đặc biệt là không cần thi. Tuy nhiên, bạn đọc cần cẩn thận, không nên tin vào những lời dụ dỗ ngon ngọt để tránh tiền mất tật mang.

Quảng cáo nhận làm GPLX tràn lan trên Facebook. Ảnh: TIỂU MINH

Quảng cáo nhận làm GPLX tràn lan trên Facebook. Ảnh: TIỂU MINH

Bằng mắt thường rất khó phân biệt đâu là GPLX thật và giả, bởi kẻ gian sử dụng giấy tờ thật rồi giả chữ ký, con dấu, scan ảnh màu…

Những cá nhân sử dụng GPLX giả tất nhiên sẽ không nắm bắt được đầy đủ các kiến thức cơ bản cần thiết về an toàn giao thông, dễ gây tai nạn và nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác.

Cách phân biệt GPLX thật và giả. Ảnh: TIỂU MINH

Cách phân biệt GPLX thật và giả. Ảnh: TIỂU MINH

Hôm nay Kỷ Nguyên Số sẽ hướng dẫn bạn đọc một số cách đơn giản để phân biệt GPLX thật và giả.

- Màu sắc: GPLX giả thường có màu vàng tươi hơn GPLX thật.

- Tem phản quang: Tem phản quang trên ảnh có hiện rõ logo của Tổng cục đường bộ Việt Nam, trong khi trên GPLX giả thì không có.

- Thông tin không đúng quy định: GPLX thật có mã số phía sau dạng chấm tròn, trong khi GPLX giả sẽ viết liền.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể kiểm tra thông tin GPLX thật và giả bằng cách truy cập vào địa chỉ này, tiếp theo, người dùng chỉ cần điền vào đầy đủ các thông tin cần thiết bao gồm số GPLX, loại GPLX đang sử dụng (loại làm bằng giấy bìa hoặc thẻ nhựa - PET), có thời hạn hoặc không thời hạn.

Sau đó nhập ngày tháng năm sinh viết theo dạng ngày/tháng/năm (nếu là GPLX PET) hoặc năm sinh đối với GPLX cũ, nhập mã xác thực tương ứng rồi nhấn Tra cứu.

Cách tra cứu GPLX thật và giả. Ảnh: TIỂU MINH

Cách tra cứu GPLX thật và giả. Ảnh: TIỂU MINH

Mọi thông tin về GPLX sẽ được hiển thị, kèm theo đó là lịch sử vi phạm giao thông (nếu có). Trong trường hợp không có thông tin, nhiều khả năng GPLX bạn đang sử dụng là giả.

Lưu ý, mẹo nhỏ này cũng sẽ giúp những người cho thuê xe máy, xe hơi có thể tránh được trường hợp khách thuê xe rồi vi phạm, sau đó khiến chủ xe phải đóng phạt, thậm chí số tiền đóng phạt còn cao hơn tiền cho thuê xe.

Sử dụng giấy phép lái xe giả bị phạt bao nhiêu?

Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, việc xử phạt hành vi sử dụng giấy phép lái xe giả được quy định như sau:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa;

b) Có GPLX quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo GPLX quốc gia;

c) Sử dụng GPLX không hợp lệ (GPLX có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý GPLX).

Hy vọng với những thông tin mà Kỷ Nguyên Số vừa cung cấp, bạn đọc có thể tự mình tra cứu xem GPLX đang sử dụng là thật hay giả, tránh bị phạt khi tham gia giao thông.

Đọc thêm