10 ứng dụng trên điện thoại mà người dùng muốn xóa nhất

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(PLO)- Mới đây, các chuyên gia về quyền riêng tư VPNOverview và Similarweb đã công bố danh sách 10 ứng dụng mà người dùng muốn xóa nhất khỏi điện thoại.

Các nhà nghiên cứu đã thống kê lượt tìm kiếm cách xóa hoặc hủy kích hoạt ứng dụng tại 50 tiểu bang ở Mỹ. Với sự trợ giúp của Similarweb, VPNOverview đã phân tích số lượng người dùng đang hoạt động và số lượt tải xuống cho từng ứng dụng Android trong năm qua.

Ứng dụng có nhiều lượt tìm kiếm cách xóa nhiều nhất ở Mỹ là Instagram với 900.120 lượt tìm kiếm. Lượt cài đặt của ứng dụng này đã giảm 25% trong 6 tháng qua. Vị trí tiếp theo thuộc về Facebook với 385.410 lượt tìm kiếm liên quan đến các thoát khỏi ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính, lượt tải xuống Facebook đã giảm 22% trong 6 tháng qua.

Với 217.400 lượt truy vấn hỏi cách xóa ứng dụng, Snapchat đứng thứ 3 trong danh sách 10 ứng dụng mà người dùng muốn xóa nhất. Twitter đứng thứ 4 (92.490 lượt tìm kiếm về cách xóa).

Với 24.810 lượt tìm kiếm thông tin về cách xóa ứng dụng, dịch vụ nhắn tin Telegram đứng thứ 5 trong danh sách.

các ứng dụng mà người dùng muốn xóa nhất

Danh sách 10 ứng dụng mà người dùng muốn xóa nhất, bao gồm:

1. Instagram (900.120 lượt tìm kiếm)

2. Facebook (385.410 lượt tìm kiếm)

3. Snapchat (217.400 lượt tìm kiếm)

4. Twitter (92.490 lượt tìm kiếm)

5. Telegram (24.810 lượt tìm kiếm)

6. Spotify (14.560 lượt tìm kiếm)

7. TikTok (14.120 lượt tìm kiếm)

8. LinkedIn (8.540 lượt tìm kiếm)

9. Tinder (7.980 lượt tìm kiếm)

10. YouTube (6,720 lượt tìm kiếm)

Vị trí thứ 10 khá bất ngờ khi có tới 6.720 lượt tìm kiếm cách xóa YouTube, ứng dụng hiện đã có hơn 10 tỉ lượt tải xuống chỉ tính riêng trên Android. Số lượt tìm kiếm cách xóa YouTube khỏi điện thoại hoặc máy tính bảng chiếm tỉ lệ khá nhỏ.

Christopher Bluvshtein, một chuyên gia về quyền riêng tư tại VPNOverview, cho biết: "Một số người cũng đang quay lưng lại hoàn toàn với mạng xã hội. Cho dù là do chính trị hay do các vấn đề an ninh mạng… thì rõ ràng xu hướng này đang ngày càng tăng”.

Đọc thêm