Lịch sử bàn phím QWERTY

Máy đánh chữ cỗ với bàn phím QWERTY
Máy đánh chữ cỗ với bàn phím QWERTY

Hiệu quả của sự việc sắp xếp lại ký tự lên tốc độ gõ như thế nào vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Hàng thứ hai của bàn phím QWERTY (ASDFGHJKL) được cho là tàn dư của cách trình bày bảng chữ cái cũ mà QWERTY thay thế. QWERTY cũng nỗ lực để thay thế các phím giữa bàn tay, cho phép một tay đi vào vị trí trong khi tay kia đang gõ chữ. Điều này làm tăng tốc cả kỹ thuật tìm và mổ bằng cả hai tay và cả kiểu gõ năm ngón sau này.

Một hậu quả không may mắn của kiểu bàn phím này là có nhiều từ được gõ từ bên phía tay trái hơn. Như vậy người thuận tay phải sẽ hơi khó gõ phím hơn một chút. Thực ra, có hàng ngàn từ tiếng Anh có thể đánh vần chỉ sử dụng phía bên tay trái, trong khi chỉ có vài trăm từ có thể gõ chỉ bằng tay phải. Điều này rất tiện lợi cho người thuận tay trái. Nó cũng tiện lợi cho người máy tính mà tay phải thường dùng để di chuột trong khi tay trái chủ yếu để gõ bàn phím.

Máy tính hiện đại thừa hưởng bàn phím QWERTY
Máy tính hiện đại thừa hưởng bàn phím QWERTY

QWERTY được thiết kế dành cho tiếng Anh, một ngôn ngữ không có dấu. Ngày càng nhiều người ở các nước khác nhau phải làm việc với những máy tính được bán với bàn phím QWERTY, và do đó gặp phải vấn đề khi gõ dấu. Đến gần đây, vẫn chưa có tiêu chuẩn nào được định nghĩa cho bàn phím kiểu QWERTY cho phép gõ những ký tự trọng âm, ngoài kiểu bàn phím US-International và phải dùng các bộ gõ riêng cho từng ngôn ngữ.

Điện thoại cũng sử dụng bàn phím QWERTY
Điện thoại cũng sử dụng bàn phím QWERTY

Bức email đầu tiên được gửi qua mạng là vào năm 1971 bởi Ray Tomlinson đến một máy tính khác ở cùng văn phòng. Bức thư có nội dung là QWERTYUIOP - hàng đầu tiên của bàn phím. Không biết hiện nay có ai nghiên cứu sắp xếp lại bàn phím thành một chuẩn nào khác hay không, nhưng QWERTY đã chứng mình được rằng đây là một kiểu sắp xếp rất khoa học và tiện dụng từ hàng trăm năm nay.

Theo Wiki

Đọc thêm