Một số thủ thuật phòng tránh lừa đảo trực tuyến

1)      Thay đổi hành vi của các Plugins:

Một trong những cách mà qua đó các malware có thể âm thầm xâm nhập vào máy tính của bạn là lỗ hổng zeroday trong phần bổ sung của trình duyệt. Zeroday là một cuộc tấn công xảy ra trong plugin phổ biến là Adobe Flash Player, vì các malware khai thác lỗ hổng này một cách âm thầm, nên sẽ làm cho người dùng khá khó khăn khi giải quyết nó.

Lựa chọn tốt nhất bây giờ là bạn nên vô hiệu hóa khả năng tự động chạy của các plugins, và chỉ khi bạn kích hoạt vào thì nó mới được chạy. Để làm được điều này thì bạn thực hiện như sau đối với từng trình duyệt:

- Đối với Chrome: mở Settings > Show Advanced Settings > Content Settings (trong phần Privacy). Sau đó, bạn thay đổi lựa chọn ở mục Plug-ins thành Click to play là được. 

- Đối với Firefox: bạn nhập vào thanh địa chỉ about:config, sau đó tìm kiếm dòng plugins.click_to_play. Nhấp đôi chuột vào nó để thay đổi giá trị từ False thành True.

- Đối với Opera: Người dùng Opera có thể kích hoạt tính năng này bằng cách bật Opera Turbo. Đầu tiên, bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl + F12, chuyển sang thẻ Advanced > Content, sau đó nhấn chọn vào ô Enable plug-ins only on demand.

Cuối cùng, nếu sử dụng Safari, thì bạn phải tải và cài đặt thêm một thành phần mở rộng nữa là ClickToPlay.

2)      Sử dụng GMER để phát hiện các rootkit trên máy tính:

Đây là một tiện ích miễn phí khá đơn giản, giúp bạn phát hiện và loại bỏ rootkit bằng cách quét qua toàn bộ máy tính với tốc độ rất nhanh. Tải tại http://www.gmer.net/#files. Sau khi nó được kích hoạt, bạn có thể thực hiện việc quét sâu bằng cách chọn vào tất cả các ổ đĩa ở khung nhỏ bên phải. 

Nếu những rootkit nào được tìm thấy, nó sẽ được đánh dấu nổi bật bằng màu đỏ đậm. Bạn chỉ cần nhấp chuột phải vào đó và chọn Delete để loại bỏ nó là được.

3)      Nên sử dụng smartphone hoặc tablet khi sử dụng ngân hàng trực tuyến:

kiến trúc phần mềm của các thiết bị di động không giống như máy tính để bàn, và nó không cho phép các ứng dụng truy cập vào phần cứng. Vì vậy, các phần mềm độc hại sẽ khó mà đọc được các thao tác bàn phím khi thực hiện những giao dịch trực tuyến.

Tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng các malware vẫn tồn tại trên các thiết bị Android, nhưng thực tế là nó chỉ ở mức độ là phần mềm gián điệp để lấy các địa chỉ liên lạc, thông tin vị trí hoặc gửi SMS từ điện thoại. Tất nhiên, người dùng hoàn toàn có thể né tránh được những việc này bằng cách đọc kĩ các điều khoản trước khi cài đặt ứng dụng.

4)      Sử dụng bàn phím ảo bất cứ nơi nào có thể:

Đây là một lời khuyên quan trọng mà bạn nên nhớ, việc này sẽ giữ cho bạn an toàn khỏi các malware, cho dù máy tính của bạn có bị lây nhiễm hay không. Bất cứ khi nào bạn nhập thông tin về tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ thì hãy nên sử dụng bàn phím ảo trên màn hình để thực hiện.

- Đối với Windows XP: Start > All Programs > Accessories > On-Screen Keyboard.

- Đối với Windows 7: Start > All Programs > Accessories > Ease of Access > On-Screen Keyboard.

- Đối với Windows 8: Tại Start Screen, bạn gõ vào từ khóa On-Screen Keyboard là được.

Bên cạnh đó, hầu hết các phần mềm chống virus Internet Security đều có chức năng này.

5)      Nhìn kĩ định dạng các tập tin đính kèm:

Hầu hết là các dịch vụ email đều làm việc khá tốt khi ngăn chặn các tập tin đính kèm đáng ngờ và cảnh báo với người dùng. Nhất là những tập tin lạ có định dạng .EXE, tốt hơn là bạn không nên tải về và xóa email đó ngay lập tức.

Hơn nữa, nếu các file đính kèm là một thư mục nén (.ZIP, .RAR) thì rất có thể bên trong chúng có chứa malware. Vì vậy, nếu không xác định được người gửi rõ ràng thì bạn đừng nên tải về. 

Tương tự như vậy đối với định dạng .PDF, bạn có thể kích vào nút View on web để xem nó trực tiếp trên duyệt mà không cần tải về, điều này sẽ giúp bạn an toàn hơn.

6)      Tránh làm theo và các quảng cáo giả mạo:

Thông thường thì chúng ta rất hay nhận được những email có nội dung thông báo, rằng bạn đã trúng số hay đại loại là nhận được quà từ một trang web nào đó. Tốt nhất là bạn nên tránh xa những email dạng này, vì có thể nếu bạn làm theo, các malware hoặc thư rác sẽ liên tục được gửi đến hoặc cài đặt âm thầm lên máy tính của bạn.

Đọc thêm