Chiếm quyền kiểm soát martphone

Về cơ bản, Root một chiếc smartphone hay máy tính bảng Android cũng như giải pháp Jailbreak là việc dành quyền điều khiển cấp cao nhất để can thiệp trực tiếp vào những tập tin hệ thống thiết bị đó. Một chiếc smartphone khi mới mua về, bình thường người dùng chỉ có quyền sử dụng thiết bị tương tự như tài khoản khách nên gặp nhiều hạn chế. Thế nhưng sau khi Root thì người dùng có thể thao tác cao hơn mức quy định của nhà sản xuất như đặt lại “vị trí” bộ nhớ của các ứng dụng hay trình duyệt. Người sử dụng còn có thể thêm lựa chọn gỡ bỏ các ứng dụng được cài đặt sẵn trên máy vốn là một cơ chế định sẵn.

Mặc dù vậy, Root thiết bị cũng có bất lợi, quan trọng nhất là chế độ bảo hành của hãng, phần lớn các hãng sản xuất đều từ chối bảo hành những thiết bị Android (nếu bị phát hiện) đã Root. Đặc biệt là thiết bị sẽ hỏng hóc nếu quá trình Root thất bại.

Chiếm quyền kiểm soát martphone ảnh 1

Người dùng smartphone ngày càng ưa thích chiếm quyền kiểm soát thiết bị. Ảnh: INTERNET

Anh Trần Lâm Thông, quản trị diễn đàn MobileWorld.vn, cho biết thực tế hiện nay ngoại trừ một số người mới dùng hoặc sở hữu những chiếc điện thoại quá đắt. Phần lớn người sử dụng máy chuyên nghiệp, đặc biệt là các thành viên trong diễn đàn của anh đều Root máy. Một số thành viên dù chỉ mua máy trong thời gian ngắn nhưng chấp nhận Root máy để trải nghiệm công nghệ. Anh Minh Hùng, một khách hàng mua chiếc iPad mini ở một cửa hàng ở quận 5, vừa Jailbreak máy xong cho biết: “Lúc trước tôi xài điện thoại Android, ban đầu thì chưa dám “vọc vạch” gì nhưng lâu ngày thì cũng ngứa tay làm thử. Giờ chuyển sang “test” iPad nên Jailbreak sử dụng cho thoải mái”.

NHƯ VŨ

Đọc thêm