Những điều cần biết khi mới tập chơi nhiếp ảnh


Máy ảnh DSLR cung cấp rất nhiều thông số và các thiết lập để người dùng có được một bức ảnh hoàn hảo. Tuy nhiên, việc tích hợp quá nhiều tính năng sẽ khiến cho những ai mới làm quen sẽ cảm thấy bị áp lực, do đó hôm nay Kỷ Nguyên Số sẽ giúp bạn bắt đầu bằng những thông tin đầu tiên về các nút nằm trên máy ảnh DSLR.

Người viết sẽ giới thiệu sơ qua về dòng máy Canon, và người dùng cũng có thể tìm được các nút có chức năng tương tự trên những dòng máy khác như Nikon, Pentax, Sony rất dễ dàng.

1) Ống kính và đỉnh máy
# 1: Điều khiển màn trập - Nút này sẽ dùng để kích hoạt màn trập và chụp ảnh. Về cơ bản, màn trập là một bảng điều khiển nhỏ, cho phép ánh sáng đi qua ống kính và vào máy ảnh, sau đó phản ánh lại bằng chiếc gương nhỏ nằm bên trong.
# 2: Bánh xe điều khiển - Bánh xe này dùng để thay đổi khẩu độ và tốc độ màn trập khi bạn xem các thông số này trên menu chính. Khẩu độ và tốc độ màn trập sẽ giúp bạn kiểm soát tốt độ phơi sáng của hình ảnh.
# 3: Flash - Nút kích hoạt đèn Flash, đôi lúc trong những trường hợp ánh sáng quá chói hoặc thiếu sáng, người dùng nên bật đèn flash lên để đối tượng được rõ hơn. Hãy nhớ flash vẫn luôn có hai chế độ bật tự động và bật bằng tay.
# 4: Công tắc nguồn - Công tắc này sẽ giúp bạn bật/tắt máy ảnh dễ dàng.
# 5: Lựa chọn chế độ - Vòng quay số này được sử dụng để thay đổi chế độ chụp ảnh trên máy, bao gồm chụp phong cảnh, chân dung, cận cảnh hoặc ưu tiên khẩu độ, tốc độ,…
# 6: Nút gỡ ống kính - Để việc gỡ ống kính ra khỏi máy tính được an toàn, người dùng cần phải nhấn im nút này trong suốt quá trình thực hiện.
# 7: Thay đổi chế độ lấy nét - Cho phép người dùng thay đổi qua lại giữa chế độ lấy nét tự động (Auto Focus) và lấy nét tay (Manual Focus) – tức là lấy nét bằng cách xoay ống kính.
# 8: Ổn định hình ảnh - Việc kích hoạt tính năng này sẽ giúp cho hình ảnh được ổn định hơn và ngăn chặn các vấn đề không mong muốn trong lúc màn trập chuyển động.
# 9: Vòng zoom - Vòng quay này sẽ cho phép người dùng phóng to/thu nhỏ kính ngắm vào đối tượng.
# 10: Vòng lấy nét - Vòng quay này chỉ sử dụng được khi bạn đã kích hoạt chế độ lấy nét tay (MF) trên ống kính.

Những điều cần biết khi mới tập chơi nhiếp ảnh ảnh 1

2) Mặt sau máy ảnh
# 1: Điều chỉnh Diopter - Khung quay số nhỏ bên cạnh kính ngắm sẽ giúp bạn điều chỉnh độ trong của kính ngắm.
# 2: Quay phim - Nút này sẽ giúp bạn có thể quay video và lưu lại dễ dàng.
# 3: Thùng rác – Khi đang xem ảnh bằng bánh răng, bạn có thể nhấn nút này để xóa các hình ảnh không mong muốn.
# 4: Phóng to/khóa phơi sáng – Nút này sẽ cho phép bạn phóng to hình ảnh khi xem chúng ở chế độ playback (nút Play), đồng thời sẽ khóa lại các thông số ánh sáng đã đo.
# 5: Thu nhỏ/Focus – Thu nhỏ hình ảnh trong khi xem ở chế độ playback, cũng như cho phép bạn chọn các điểm cụ thể để làm tiêu điểm chính.
# 6: Display on/off – Bật và tắt màn hình LCD hiển thị.
# 7: ISO - Nút này sẽ hiển thị trình đơn để người dùng thay đổi ISO của máy ảnh. ISO càng cao thì hình ảnh sẽ sáng hơn nhưng nhiễu hạt, thích hợp khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu.
# 8: AF - on – Nút này sẽ kích hoạt chế độ lấy nét tự động (AF) trên thân máy.
# 9: Cân bằng trắng - nút này sẽ cho phép bạn lựa chọn các chế độ cân bằng trắng của máy ảnh như auto, ngoài trời, đèn huỳnh quang, nhiều mây, giúp hình ảnh trung thực và có chất lượng màu sắc tốt hơn.
# 10: Playback – Xem lại những hình ảnh đã chụp.
# 11: Menu – Cho phép người dùng truy cập vào menu chính của máy ảnh, nơi bạn có thể thiết lập hầu hết các thông số và tùy chọn trên máy.
# 12: Burst/Timer/Jump – Khi bấm nút này, máy ảnh sẽ tự động chụp liên tục hoặc chụp sau khoảng thời gian định sẵn.
# 13: Thiết lập - Nút này sẽ lưu lại các thiết lập bạn đã thay đổi ở chế độ playback hoặc ở trong menu chính.
# 14: Q - Q là viết tắt cho quick, giúp người dùng điều hướng nhanh chóng đến các chức năng mà bạn thường sử dụng trên mấy ảnh.

Những điều cần biết khi mới tập chơi nhiếp ảnh ảnh 2

Đọc thêm