Cận cảnh điện thoại “lắp ghép” của Google, ra mắt trong năm 2015

Google vừa tổ chức một Hội nghị trực tuyến để giới thiệu về dự án smartphone lắp ghép Project Ara, để giới thiệu về cách thức hoạt động cũng như ý tưởng về chiếc smartphone độc đáo này.
Theo tiết lộ của Paul Eremenko, Trưởng nhóm dự án Project Ara của Google cho biết thì 2 hội nghị dành cho các nhà phát triển khác để cung cấp thêm thông tin về Project Ara sẽ được diễn ra vào tháng 7 và tháng 9 tới đây, còn chiếc smartphone đầu tiên của dự án sẽ được ra mắt thị trường vào tháng 1 năm sau. Bên cạnh đó, Google sẽ phát hành bản nâng cấp của Android vào tháng 12 năm nay để hỗ trợ chiếc điện thoại lắp ghép này.
Google muốn người dùng thỏa trí sáng tạo để tùy biến thiết kế của chiếc smartphone Project Ara
Google muốn người dùng thỏa trí sáng tạo để tùy biến thiết kế của chiếc smartphone Project Ara
Eremenko cũng cho biết chiếc điện thoại lắp ghép đầu tiên sẽ là sản phẩm dành cho các nhà phát triển và chỉ có giá thành sản xuất 50USD, tuy nhiên Eremenko không tiết lộ giá bán của sản phẩm khi xuất hiện trên thị trường nhưng hứa hẹn mức giá sẽ không quá cao. Eremenko cũng cho biết chiếc điện thoại này sẽ “cố gắng” để có thiết kế buồn tẻ, từ đó khuyến khích chủ sở hữu sáng tạo và cá nhân hóa thiết bị của mình.
Người dùng có thể sử dụng các mảnh ghép khác nhau để tạo nên vẻ ngoài cho điện thoại, đặc biệt những mảnh ghép này (các mô-đun) cũng chứa các linh kiện của smartphone để khi ghép lại với nhau sẽ tạo nên những cấu hình khác biệt cho sản phẩm. Mà từ đó người dùng có thể nâng cấp cấu hình của thiết bị bằng cách thay các mô-đun vào vị trí phù hợp.
Điều này giúp tạo nên ưu thế của chiếc smartphone Project Ara, khi người dùng có thể nâng cấp cấu hình của thiết bị giống như máy tính để bàn trước đây, để bắt kịp với xu thế công nghệ mà không cần phải thay thế cả một chiếc smartphone mới, chẳng hạn họ có thể nâng cấp vi xử lý hay camera… giúp cho smartphone có tuổi đời sử dụng cao hơn.
Khác với những chiếc smartphone thông thường chỉ có thể sử dụng mỗi 2 đến 3 năm trước khi bị thay thế, Google tin rằng dự án Project Ara của mình có thể giúp tạo ra những chiếc smartphone có thể sử dụng trong vòng 5 đến 10 năm.
Cận cảnh sản phẩm mẫu của smartphone Project Ara, được lắp ghép từ các mô-đun riêng biệt
Project Ara được lắp ghép từ những mô-đun khác nhau
Project Ara được lắp ghép từ những mô-đun khác nhau
Mỗi mô-đun có thể thay thế, chứa một phần linh kiện của smartphone
Mỗi mô-đun có thể thay thế, chứa một phần linh kiện của smartphone
Mặt trước giống như những chiếc smartphone thông thường
Mặt trước giống như những chiếc smartphone thông thường
Những phần linh kiện tách biệt ở mặt sau
Những phần linh kiện tách biệt ở mặt sau
Màn hình cũng có thể tháo rời khỏi board mạch chính để thay thế
Màn hình cũng có thể tháo rời khỏi board mạch chính để thay thế
Loa ngoài cũng là một trong những thành phần có thể thay thế
Loa ngoài cũng là một trong những thành phần có thể thay thế
Bên trong mỗi mô-đun có những linh kiện khác nhau
Bên trong mỗi mô-đun có những linh kiện khác nhau
Bên trong mỗi mô-đun có những linh kiện khác nhau
Bên trong mỗi mô-đun có những linh kiện khác nhau
Bên trong mỗi mô-đun có những linh kiện khác nhau
Google sử dụng nam châm điện và nam châm vĩnh cửu để gắn kết các mô-đun vào bên trong bảng mạch chính
Theo Phạm Thế Quang Huy (Dân Trí)

Đọc thêm