Cách kiểm tra chất lượng nước uống trong nháy mắt

Hộp đựng thiết bị tương đối nhỏ gọn, bên trong chỉ có bút thử nước với màn hình nhỏ hiển thị chỉ số TDS và một nút bấm duy nhất (sử dụng hai viên pin nhỏ để hoạt động).

TDS: Total Dissolved Solids là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hòa tan, tổng số các ion mang điện tích bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định thường được biểu thị bằng hàm số mi/L hoặc ppm (phần triệu).

- 0-50 PPM: Nước uống lý tưởng sử dụng công nghệ thẩm thấu, nano chưng cất, deionization, vi lọc… 

- 50-140 PPM: Nước lọc có thể uống được hoặc nước tinh khiết đã bổ sung khoáng… 

- 140-400 PPM: Nước sinh hoạt, không nên uống. 

- Trên 400 PPM: Các loại nước chứa quá nhiều chất rắn hòa tan mà không phải nước tinh khiết. Nếu con số này từ 1.000 trở lên thì không thể uống được.

Lưu ý: Chỉ số này chỉ áp dụng để đo các loại nước trong, nước tự nhiên trong sinh hoạt, không áp dụng đối với nước trà, cà phê và nước khoáng (do có chứa nhiều ion có lợi) như Lavie, Vĩnh Hảo…

Để kiểm tra chất lượng nước, bạn hãy bấm vào nút TDS, gỡ nắp và thả đầu đo vào nước, lúc này trên màn hình sẽ hiển thị chỉ số PPM tương ứng. Ví dụ như hình bên dưới, bạn sẽ thấy chỉ số đo được trong nước đun sôi rơi vào khoảng 105 PPM, tất nhiên con số này có thể thay đổi tùy vào nguồn nước bạn sử dụng để nấu. 

Trong khi đó với trà thì chỉ số PPM lại tăng lên 1.150 PPM. Như đã nói ở trên, bút thử nước chỉ có thể kiểm tra đối với các loại nước trong và nước tự nhiên trong sinh hoạt.

Nhìn chung chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể kiểm tra nhanh chất lượng nước đang sử dụng để uống hoặc nấu ăn hằng ngày. Hiện bút thử nước Xiaomi đang được bán với mức giá khoảng 150.000 đồng.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: 3 cách khắc phục lỗi iPhone bị sập nguồn khi còn pin - Có rất nhiều nguyên nhân khiến iPhone bị sập nguồn, chủ yếu là do phần pin không ổn định, phần mềm hoặc phần cứng (dây nguồn nối với màn hình, IC nguồn) gặp lỗi… Trước khi mang thiết bị đến các trung tâm uy tín để sửa chữa, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây để thử khắc phục sự cố ngay tại nhà. 

 

Đọc thêm