Sony đưa công nghệ cảm biến MESH vào trường học

Với khối cảm biến MESH, các em có thể tự mình thiết lập các chuỗi tự động hóa thông qua kết nối bluetooth với điện thoại hoặc máy tính bảng. Có em tạo ra một chiếc đũa thần phát ánh sáng sặc sỡ và có âm thanh vui nhộn mỗi khi múa nhờ cài lệnh kích hoạt tag đèn LED cho tag di chuyển mỗi khi lắc, lật tay hay chuyển hướng. Hay cài lệnh phát âm thanh là những lời động viên, khen ngợi cho tag di chuyển được gắn trên bàn chải, khối tạ, thùng rác,...

Thậm chí các bạn nhỏ có thể tạo một hệ thống thiết bị thông minh ngay tại bàn học như hộc bàn phát sáng khi kéo mở với tag cảm biến ánh sáng, âm nhạc phát ra khi kéo ghế bắt đầu học tập và làm việc với tag di chuyển,… cũng như tắt/mở cả hệ thống này chỉ với một tag nút bấm.

Đây là bộ công cụ dễ sử dụng và mang lại sự thú vị khi được kết hợp với những vật dụng trong đời sống, biến trí tưởng tượng thành thực tiễn.

Năm nay, công nghệ cảm biến MESH lần đầu tiên được Sony giới thiệu đến các học sinh Việt Nam. Đây là một chủ đề hoàn toàn mới, thú vị, thời thượng và mang tính giáo dục cao. Chính vì vậy, các em học sinh Trường THCS Trần Văn Ơn đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc: từ lạ lẫm, ngạc nhiên đến hào hứng, thích thú và cuối cùng là vỡ òa trong niềm vui sướng, tự hào khi tự tay tạo nên những món đồ thông minh nhờ ứng dụng MESH cùng các khối cảm biến. Quan trọng hơn, thông qua chương trình, khoảng cách giữa đời sống và khoa học công nghệ dường như được rút ngắn hơn đối với các em.

Bên cạnh đó, MESH còn giúp các em phát triển nhiều kỹ năng như khả năng giải quyết vấn đề, suy nghĩ logic, kiến thức công nghệ thông tin, khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, sự khéo léo. So với các chủ đề đã được tổ chức trước đây, MESH có độ phức tạp cao hơn, do đó đối tượng tham gia chương trình cũng được “nâng cấp” theo, dành cho học sinh THCS mà không phải là bậc tiểu học như hầu hết những năm trước.

 

Đọc thêm