Xu hướng công nghệ TV cho năm 2011

Theo Electronics House, khả năng trình diễn hình ảnh 3D, hỗ trợ kết nối mạng hay màn hình siêu mỏng... vẫn sẽ là những công nghệ chủ đạo được các nhà sản xuất TV áp dụng cho sản phẩm của mình trong năm sau.

Dưới đây là những xu hướng công nghệ TV chủ đạo sẽ xuất hiện trên các model 2011 theo đánh giá của Electronics House.

Kết nối mạng xã hội ngay trên TV

Xu hướng công nghệ TV cho năm 2011 ảnh 1

Kết nối mạng xã hội Facebook trên HDTV của Samsung.

Các mạng xã hội như Facebook, Twitter đang trở thành một những thứ không thể thiếu của con người trong thời buổi công nghệ ngày nay. Thay vì việc phải bật máy tính, mở laptop hay rút điện thoại ra, người dùng ngày nay đã có thể mở TV lên và thưởng thức đầy đủ các thông tin cập nhật từ bạn bè với màn hình kích thước lớn và sắc nét. Ngay trong năm 2010, một vài nhà sản xuất TV như Samsung, LG hay Vizio đã bổ sung các ứng dụng Facebook, Twitter cho vài mẫu HDTV của mình.

Tuy nhiên theo Electronics House, phải đến năm sau thì tính năng kết nối mạng xã hội mới thực sự phổ biến và trở nên cần thiết trên hầu hết các mẫu HDTV kết nối mạng.

Kho ứng dụng trực tuyến cho HDTV

Xu hướng công nghệ TV cho năm 2011 ảnh 2

Kho ứng dụng Google TV của Sony.

Samsung và Vizio là hai nhà sản xuất TV đầu tiên cung cấp cho người dùng cả một kho nội dung và ứng dụng trực tuyến, mang tới cho người dùng thêm rất nhiều lựa chọn giải trí mới ngoài cách thức xem TV thông thường. Ngoài việc truy cập vào các kho nội dung trực tuyến như YouTube, Picasa, theo dõi tin tức, thời tiết, người xem TV còn có thể cài đặt thêm một số ứng, chơi game mini ngay trên màn hình HDTV với phần mềm được tải về từ Internet.

Năm sau, kho ứng dụng của Google TV, được xây dựng trên nền hệ điều hành Android, cũng chính thức ra mắt người dùng HDTV. Tiếp sau Google, Yahoo cũng sẽ trình làng chợ nội dung và ứng dụng trực tuyến của riêng mình, dành cho các khách hàng sở hữu HDTV của Samsung, Sony, LG hay Toshiba...

3D trở thành tính năng thông dụng

Xu hướng công nghệ TV cho năm 2011 ảnh 3

3D sẽ là tính năng được trang bị trên hầu hết các mẫu TV mỏng 2010.

Là một quả bom xịt trong năm 2010 tuy nhiên 3D không phải là một công nghệ thất bại của năm nay. Vì sự phô trương và quảng bá quá rầm rộ của các nhà sản xuất TV nên 3D đã bị kỳ vọng và lầm tưởng quá nhiều. 3D không phải là một loại TV mới, cũng không phải là một công nghệ màn hình thế hệ khác biệt với 2D mà đơn giản 3D chỉ là một tính năng bổ sung thêm trải nghiệm cho người sử dụng và xem TV.

Nếu như năm nay 3D mới chỉ được tích hợp trên các model cao cấp và đắt tiền thì trong năm sau, dự đoán công nghệ này được dự đoán sẽ xuất hiện trên hầu hết các mẫu TV màn hình mỏng.

Tích hợp Webcam lên TV

Xu hướng công nghệ TV cho năm 2011 ảnh 4

Webcam dành riêng cho HDTV.

Nếu đã được trang bị khả năng kết nối mạng xã hội thì những mẫu HDTV cũng cần đến Webcam. Nếu như đã quen với việc trò chuyên hình ảnh trên PC, chắc hẳn người dùng sẽ cảm thấy thích thú hơn khi được tán gẫu với bạn bè trên màn hình lớn của HDTV. Với thao tác đơn giản và tiện lợi, như việc chỉ cần bật TV và vào một ứng dụng hỗ trợ, việc trò chuyện hình ảnh với Webcam ngay trên màn hình rộng của HDTV chắc hẳn sẽ rất thích thú và mang lại nhiều lợi ích cho người dùng.

Tính năng thân thiện với môi trường

Xu hướng công nghệ TV cho năm 2011 ảnh 5

Thân thiện với môi trường vẫn sẽ là công nghệ quan trọng trên HDTV.

Plasma vẫn là loại màn hình ngốn điện nhất, tiếp sau đó là LCD còn LED vẫn loại tiết kiệm điện năng nhất hiện nay. Màn hình lớn bao nhiêu thì lượng điện tiêu tốn cũng tăng lên bấy nhiêu. Tuy nhiên, vì giá thành, chất lượng hình ảnh mà mỗi loại TV lại phải sử dụng một công nghệ màn hình khác nhau. Không thể bắt người dùng phải hy sinh tính năng, chất lượng hình ảnh...vì lý do tốn điện. Bởi vậy, các nhà sản xuất sẽ phải tích cực hơn nữa trong việc làm các sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường.

Trong năm sau, các model màn hình mỏng tại Mỹ đều sẽ bắt buộc phải có chứng nhận về năng lượng của Energy Star trước khi tới được tay người tiêu dùng. Các thông tin chi tiết về lượng điện tiêu thụ, khả năng tiết kiệm đều sẽ được công bố ở trên mỗi sản phẩm hoặc ở từng kích thước màn hình khác nhau.

Tốc độ quét hình cao hơn

Xu hướng công nghệ TV cho năm 2011 ảnh 6

Tốc độ quét hình 200Hz sẽ là tính năng chủ đạo của HDTV năm sau.

Thực tế sự khác biệt giữa các thông số quét hình 120Hz, 200Hz hay 240Hz đều khó có thể nhận ra ở mắt người xem thông thường. Tuy nhiên, sở hữu độ quét hình càng cao đồng nghĩa với việc hình ảnh thể hiện trên màn hình mượt mà hơn, các khung cảnh chuyển động cũng ít bị hiệu ứng bóng mờ, rung hay lắc hình cản trở. Năm sau 200/240Hz sẽ trở thành một thông số kỹ thuật chung mà hầu hết các mẫu HDTV sẽ được trang bị. Riêng với các sản phẩm LCD cao cấp, tốc độ quét hình sẽ còn được đẩy lên tới 480Hz hay 600Hz.

Màn hình với kích thước siêu mỏng

Xu hướng công nghệ TV cho năm 2011 ảnh 7

Các nhà sản xuất TV ngày càng làm cho sản phẩm của mình mỏng hơn.

Với việc chuyển sang công nghệ màn hình LED, đặc biệt là LED viền, các nhà sản xuất HDTV ngày nay càng muốn sản phẩm của mình có kích thước mỏng hơn nữa. Tuy nhiên thay vì chỉ chú trọng vào việc làm mỏng TV nhiều hơn nữa, chất lượng hình ảnh sắc nét cao và không giảm sút cũng là điều mà nhà sản xuất đang rất quan tâm.

Đầu năm sau, LG sẽ chính thức phát hành các model sử dụng công nghệ màn hình đèn LED nền siêu mỏng, Nano LED, ra thị trường. Đây sẽ là sản phẩm mở đầu cho xu hướng siêu mỏng hứa hẹn được nhiều nhà sản xuất TV hàng đầu trên thế giới áp dụng trong năm 2011

Kính 3D phân cực trở nên thông dụng

Xu hướng công nghệ TV cho năm 2011 ảnh 8

Kính phân cực có thiết kế nhỏ gọn và rẻ hơn so với kính 3D công nghệ màn trập.

Thay vì phải bỏ ra số tiền từ 100 cho tới 150 USD để có được một cặp kính chuyên dụng lớn, chạy pin và kiểu dáng xấu, người dùng có thể mua cho mình các cặp kính 3D phân cực ít tiền hơn, nhẹ và thời trang hơn để có thể thưởng thức 3D. Với việc các mẫu HDTV 3D sử dụng công nghệ thụ động được phát hành rộng rãi hơn trong năm sau, công nghệ kính 3D chuyên dụng thụ động chắc chắn sẽ được nhiều người dùng biết và quan tâm đến hơn.

Theo Phạm Anh - Ảnh: Electronicshouse (Sohoa)

Đọc thêm