Smartphone Xiaomi không dính lỗi bảo mật

Ngay lập tức phía Xiaomi đã "phản pháo" lại những thông tin kể trên và không đồng ý với các cáo buộc do eScan đưa ra.

Bất cứ cá nhân hoặc tổ chức nào nhận được quyền truy cập vật lý vào một chiếc điện thoại đã mở khóa đều có khả năng thực hiện các hành vi gây hại, điều này đồng nghĩa với việc người dùng có thể bị đánh cắp dữ liệu dễ dàng.

Xem thêm: Cách ẩn các bài viết phiền toái trên Facebook - Nếu không thể unfriend (hủy kết bạn) với một người nào đó trên Facebook, bạn có thể áp dụng mẹo nhỏ sau đây để ẩn các bài viết của họ khỏi News Feed.

Đó là lý do tại sao Xiaomi luôn khuyến khích người dùng cẩn trọng trong việc bảo vệ dữ liệu riêng tư bằng cách sử dụng mã PIN, hình vẽ (Pattern), hoặc cảm biến vân tay được trang bị sẵn trên smartphone. Trong quá trình cài đặt ban đầu, Xiaomi cũng đã gợi ý người dùng nên thiết lập vân tay để bảo mật dữ liệu.

Mi Mover là công cụ cho phép bạn có thể chuyển dữ liệu từ điện thoại cũ sang điện thoại mới, và để ứng dụng có thể hoạt động, người dùng bắt buộc phải cài đặt mật khẩu. Quan trọng hơn, để sử dụng Mi Mover, điện thoại phải trong tình trạng mở khóa.

Vì thế, có đến hai lớp bảo vệ người dùng, mở khóa điện thoại và nhập mật khẩu cho Mi Mover.

Bên cạnh đó, theo báo cáo của eScan, Nhóm Phụ trách Bảo mật của một hãng đã cho biết: “Để khai thác lỗ hổng mà báo cáo chỉ ra, thủ phạm cần phải tìm cách nắm quyền điều khiển và mở khóa chiếc điện thoại đó. Đây là rào cản khó vượt qua nhất và hiếm khi xảy ra, vì vậy phương thức tấn công trong báo cáo này mang tính lý thuyết nhiều hơn. Trong trường hợp này, bảo vệ thiết bị đồng nghĩa với việc ngăn chặn người khác lấy cắp và mở khóa điện thoại của bạn.”

Xem thêm: 4 cách bảo vệ cáp sạc smartphone và máy tính - Theo thời gian, dây cáp sạc smartphone và máy tính sẽ bị hao mòn hoặc đứt gãy, khiến cho việc sử dụng trở nên khó khăn hơn. Làm thế nào để hạn chế tình trạng trên?

 

Đọc thêm