Smartphone vẫn đang thua xa máy tính

Smartphone vẫn đang thua xa máy tính ảnh 1

Những bộ vi xử lý di động không đủ nhanh

Nhiều chuyên gia phân tích máy tính đã cho rằng “hiệu suất không quan trọng”. Các tác vụ từ lướt web, chỉnh sửa ảnh cho đến xem video trực tuyến không cần một vi xử lý quá nhanh. Ví dụ như, một bộ vi xử lý Core 2 Duo E8400 mặc dù đã có hơn 5 năm tuổi nhưng chiếc máy tính sử dụng con chip này vẫn hoạt động tốt và thậm chí còn chạy được bất kỳ game máy tính hiện đại nào ở độ phân giải 720p.

Những dòng chip hàng đầu của máy tính đều đến từ hai nhà sản xuất chip điện từ lừng danh Intel và AMD. Việc sản xuất và thiết kế các bộ vi xử lý cao cấp bề ngoài có vẻ dễ dàng nhưng thực tế thì hoàn toàn trái ngược. Họ đã mất nhiều năm để thiết kế, tốn hàng triệu thậm chí là tỉ USD để sản xuất.

Dòng netbook, một cuộc cách mạng của các hãng sản xuất máy tính đã biến mất ngay sau khi người tiêu dùng nhận ra nó thực sự rất chậm. Lần đầu tiên, người tiêu dùng gặp khó khăn khi mở trang web hoặc xem video trực tuyến. Vậy nhận định “hiệu suất không thành vấn đề” đã không còn đúng nữa.

Bộ vi xử lý có mặt trong smartphone còn chậm hơn nhiều so với những vi xử lý trong máy tính. Chip hiệu suất cao, 4 lõi của ARM không thể so sánh với bộ vi xử lý Intel X86. Nhìn chung, vi xử lý của laptop Core i5 là nhanh gấp 8 lần so với vi xử lý của smartphone. Chính vì vậy, smartphone không thể đáp ứng những tác vụ cho máy tính.

Thời lượng pin hạn chế khả năng xử lý

Mặc dù hiệu suất xử lý đã không ngừng được cải tiến nhưng những smartphone hiện nay vẫn không đủ nhanh để thay thế được máy tính. Chip ARM Cortex A15 đã chứng tỏ khả năng trong dòng laptop Samsung Chromebook, vậy tại sao nó không xảy ra với điện thoại?

Câu trả lời là do lượng điện năng tiêu thụ. Chromebook tích hợp ARM của Samsung mạnh mẽ hơn khi nó sử dụng chip Atom cũ nhưng máy sử dụng 4W ở chế độ chờ và lên tới 11W khi tải. Đó không phải là nhiều so với tiêu chuẩn của máy tính nhưng nó quá lớn so với điện thoại thông minh.

Smartphone được đo lượng điện năng tiêu thụ ở chế độ chờ bằng mW và không bao giờ lến đến quá 3W khi tải. Việc giảm khả năng tiêu thụ điện năng xuống mức thấp như vậy là rất cần thiết để kéo dài thời lượng pin. Tuy nhiên, ngay cả như vậy thì các điện thoại thông minh cao cấp cũng có thời lượng pin rất thấp.

So sánh với các dòng Ultrabook chạy chip Haswell mới nhất, nó chạy khoảng 6W ở chế độ chờ và không quá 30W ở chế độ tải. Đây là con số ấn tượng cho một máy tính xách tay nhưng đó là quá sức đối với pin của điện thoại thông minh. Nếu cùng sử dụng bộ vi xử lý tương tự, thời lượng pin của Galaxy S4 chỉ đủ dùng trong 1 tiếng. Cải tiến hiệu suất và giảm thiểu lượng pin tiêu thụ sẽ giúp giải quyết vấn đề này, nhưng điều đó còn cần một thời gian dài nữa.

“Máy tính smartphone” cồng kềnh không kém máy tính bàn

Công nghệ biến smartphone thành thiết bị thay thế máy tính vẫn chưa xuất hiện. Nhưng thậm chí nếu nó trở thành hiện thực, thì ý tưởng này cũng không dễ dàng gì thành công. Bởi lẽ một máy tính có thể bỏ túi không phải là điều mà hầu hết mọi người cần.

Điện thoại thông minh với màn hình cảm ứng thực sự làm người dùng thích thú, về mặt kỹ thuật, nó có những chức năng như máy tính nhưng hầu hết mọi người mua nó không nhằm mục đích như máy tính.

Tệ hơn nữa, sẽ không mang đến cho người dùng bất kỳ lợi thế nào về tính di động so với laptop 2 trong 1. Thiết bị này bắt buộc người dùng cần phải mang theo bộ dock bàn phím và kèm theo một màn hình. Vì vậy, bạn sẽ phải mang theo vài thiết bị riêng biệt.

Kết luận

Những máy tính smartphone là một ý tưởng rất có ý nghĩa nhưng rất khó để có thể thay thế được máy tính bởi hầu hết mọi người không muốn làm điều đó và thực tế phần cứng của điện thoại di động vẫn chưa thể làm được nhiều việc như máy tính đang làm.

(Theo Vnmedia/digitaltrends)

Đọc thêm