Scandal thu thập thông tin người dùng ở Mỹ lan rộng

Một nguồn tin thân cận đã tiết lộ những thông tin này với tờ The Wall Street vào tối hôm 6/6.

Thông tin này được công bố chỉ vài giờ sau khi tờ The GuardianThe Washington Post tiết lộ một thông tin gây sốc, khẳng định rằng, thông qua một chương trình có tên là PRISM, các công ty Internet như Facebook, Google, Microsoft… đã cho phép NSA và FBI tiếp cận các thông tin người dùng của họ, thậm chí là theo thời gian thực.

Scandal thu thập thông tin người dùng ở Mỹ lan rộng ảnh 1

Trụ sở Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA.

Điều này khẳng định những gì các chuyên gia bảo mật đã cảnh báo sau những tiết lộ đầu tiên lệnh bí mật của tòa án mà nhà mạng Verizon nhận được: Nó sẽ được thực hiện theo định kỳ với các công ty khác. Nguồn tin của tờ The Wall Street khẳng định, yêu cầu mà các nhà mạng này nhận được cũng giống như với Verizon. Họ sẽ cung cấp cho NASA các dữ liệu cuộc gọi của tất cả người dùng.

Nguồn tin cũng cho biết, NSA cũng tiếp cận với thông tin của các khách hàng từ các công ty thẻ tín dụng. Tuy nhiên, chi tiết về việc thu thập các thông tin đặc biệt này vẫn chưa được tiết lộ một cách cụ thể.

Trong khi đó, Nhà Trắng thể hiện thái độ bảo vệ đối với các chương trình giám sát trên diện rộng nói trên. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest gọi nó là "một công cụ quan trọng trong việc bảo vệ đất nước tránh khỏi các mối đe dọa khủng bố".

Các thượng nghị sĩ Dân chủ cũng ủng hộ chương trình và cố gắng để trấn an công chúng. "Mọi người nên bình tĩnh và phải hiểu rằng điều này chẳng có gì là mới mẻ", Thượng nghị sĩ Harry Reid nói.

Sau khi tuyên bố rằng chương trình giám sát NSA là để "bảo vệ nước Mỹ", Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ Dianne Feinstein nói thêm rằng chương trình này là hợp pháp và nó được đặt dưới sự giám sát liên tục của Quốc hội. Chương trình được gia hạn ba tháng một lần.

Trong khi đó James Clapper, Giám đốc NSA đã đưa ra một tuyên bố, NSA làm việc trong giới hạn luật pháp "để thu thập, phân tích và hiểu các thông tin có liên quan đến các mối đe dọa tiền ẩn đối với an ninh quốc gia”.

Người đứng đầu NSA cũng chỉ trích việc các tài liệu bí mật và các thông tin nhạy cảm bị rò rỉ, như việc The Guaridan tiết lộ lệnh bí mật của tòa án với Verizon.

"Việc tiết lộ trái phép các tài liệu tối mật của tòa án Mỹ có thể gây ra những tổn hại không thể phục hồi với khả năng nhận biết và phản ứng trước các nguy cơ đe dọa đất nước", ông nói.

Trong khi đó, các công ty Internet như Facebook, Google, Apple đều khẳng định rằng, họ không hề tham gia vào chương trình PRISM như thông tin báo chí đã đưa trước đó.

Theo Lê Văn (VNN / Mashable)

Đọc thêm