Samsung và câu chuyện về cậu học sinh ngoan

Mỗi con người, mỗi cá nhân tồn tại trên thế giới này đều có những điểm, những điều đặc biệt mà tôi đảm bảo rằng, đó là duy nhất và là điểm nhấn của mỗi cá thể giúp họ tỏa sáng.

Tôi viết bài này nhân dịp sự kiện Samsung Unpacked 2015 mới diễn ra. Bởi vì buổi thuyết trình của hãng công nghệ đến từ Hàn Quốc đã mang đến cho tôi quá nhiều cảm xúc. Thật sự, cách đây 2 – 3 năm về trước, tôi có thể đảm bảo rằng Apple chính là hãng công nghệ có phong thái thuyết trình tuyệt vời nhất. Tại sao? Hãy nhìn dcách mà họ kiểm soát sân khấu, mà thật ra, tôi cho rằng họ (những người diễn thuyết) không coi đó là một buổi thuyết trình nữa. Đó là nơi mà những con người tâm huyết của công nghệ có dịp bộc bạch và nói lên những điều tuyệt vời nhất về sản phẩm họ mới làm ra, đó là nơi mà những chất chứa và bức xúc trong suốt quá trình phát triển những thiết bị như iPhone, iPad được dịp bộc phát.

Hãy nhìn cái cách mà Steve Jobs cầm chiếc iPhone trên tay, hay Tim Cook run run giọng nói giới thiệu về chiếc smartwatch đầu tiên của hãng. Không còn là một buổi “đàm đạo” mang tính hàn lâm với hàng loạt những con số thống kê về cấu hình, doanh thu, lợi nhuận mà chỉ còn lại những gì gần gũi nhất, thiết thực nhất, cảm xúc nhất đối với bất kì người yêu thích những sản phẩm công nghệ nào.

” Đó đã và đang là cái hồn mà Apple thể hiện trong tất cả những lần ra mắt sản phẩm của họ.”

Samsung và câu chuyện về cậu học sinh ngoan ảnh 1
Đến bao lâu thì thế giới mới có những cảm xúc như những lúc này? 

Samsung, trước đây, chưa được như vậy. Nhưng giờ thì câu chuyện đã khác, khác rất nhiều, giống như một câu học sinh chăm chỉ, ngày đêm miệt mài bên trang sách, đến khi làm bài kiểm tra cuối kì thì… trúng tủ vậy. Hầu hết những buổi thuyết trình ra mắt sản phẩm của Samsung, trước thời Samsung Galaxy S6, giống như một bữa tiệc về “cấu hình, tính năng”. Họ tập trung nói về những con số mà quên mất những thứ ấy có thể xem (và được tìm thấy) ở bất kì website về công nghệ nào. Những con người, sau bao nhiêu năm làm việc bên máy tính, phải bỏ thời gian quý giá để tham dự buổi ra mắt, cần những điều mới mẻ, những điều khiến họ phải tò mò, phải ngạc nhiên, phải thích thú. Những cảm xúc khiến họ phải nhanh chóng “note” ngay vào laptop, hay cuốn sổ, nếu không sẽ nhanh chóng bị lãng quên sau hội nghị.


"Bạn không thể mời một chuyên gia về “mổ xẻ” smartphone từ trang công nghệ iFixit đến tham dự một buổi ra mắt iPhone 6/ Galaxy S5 mà chỉ toàn nói về cấu hình phần cứng. Bạn cũng không thể mời một chuyên gia phát triển phần mềm cách nửa vòng Trái đất đến hội nghị chỉ để nghe bạn giãi bày là chiếc smartphone này mạnh như thế nào."

Samsung và câu chuyện về cậu học sinh ngoan ảnh 2
Những người tham dự rất… mệt trước những buổi giới thiệu đầy hàn lâm và máy móc… 

Không, họ không cần những thứ như vậy, tất cả những điều đó có thể theo dõi dễ dàng qua trang báo mà không cần phải đặt một bước chân đến bất kì buổi thuyết trình nào.

“Cậu học sinh” Samsung, trước đây đã mắc những sai lầm nghiêm trọng như vậy, không phải bởi vì cậu ấy không giỏi, mà bởi vì cậu ấy vẫn chưa tìm thấy “điểm đặc biệt” của bản thân. Mỗi con người, mỗi cá nhân tồn tại trên thế giới này đều có những điểm, những điều đặc biệt mà tôi đảm bảo rằng, đó là duy nhất và là điểm nhấn của mỗi cá thể giúp họ tỏa sáng. Vấn đền chỉ là thời gian, và đến lúc nào thì họ nhận ra điều đó mà thôi. Và sau hai buổi ra mắt gần đây, tôi đã phần nào tin rằng, Samsung đã dần dần tìm được điểm đặc biệt của họ.

Hãy xem lại buổi giới thiệu chiếc Samsung Galaxy Note 5/ Galaxy S6, và bạn sẽ hiểu được điều tôi nói. Sự tự tin về một sản phẩm tuyệt vời (dù nó còn chưa được bán ra) chính là chìa khóa thành công của những lần ra mắt gần đây. Tôi không biết tên những người đứng trên sân khấu là ai, nhưng tôi biết chắc chắn sản phẩm mà họ đang nói về, sản phẩm mà họ đang cầm trên tay thật sự rất tốt. Họ đang “bộc bạch” tất cả những gì ấp ủ trong suốt quãng thời giản phát triển một sản phẩm mà họ vô cùng hãnh diện và tự hào. Không có những con số, mà chỉ là những câu nói ngắn gọn về những tính năng và một vài ví dụ minh họa, kéo dài trong tầm 45 phút, nhưng tôi có cảm tưởng như mình vừa được xem xong một bộ phim điện ảnh vậy. Trước đây, không hề có ý chê, nhưng những dàn nhạc giao hưởng ở hai bên khán đài của Samsung giống như một bộ phim truyền hình, bởi nó rất… nhạt và thiếu lửa, bởi những người có mặt tại hội trường hầu như toàn là dân công nghệ cả, và bởi vì họ đang khao khát được chứng kiến một sản phẩm (có thể sẽ tuyệt vời) chuẩn bị được ra mắt. Samsung đã tạo ra được một bộ phim để đời của họ, kể từ chiếc Samsung Galaxy S6, và Unpacked 2015 chính là siêu phẩm tiếp theo nối tiếp sự thành công này.

Còn quá sơm để viết về sự thành công của chiếc Samsung Galaxy Note 5 (nhưng tôi khá đảm bảo về doanh thu của chiếc phablet tuyệt vời này), hãng sản xuất Nam Hàn này đã chứng tỏ được “tố chất” của họ. Họ không hề thiếu ý tưởng, mà họ chỉ thiếu về thời gian, đến con bướm đẹp đẽ đến thế mà trước đó nó chỉ là một con sâu vô cùng xấu xí cơ mà. Chỉ còn tầm một tháng nữa, WWDC – hội nghị thường niên ra mắt sản phẩm của Apple, sẽ bắt đầu, và tôi thật sự không thể chờ đợi được màn “đáp trả” của cậu học sinh này. Chắc chắn khi đó tôi sẽ có thể “dâng trào cảm xúc” một lần nữa, và biết đâu, lại có thêm bài viết về… cậu học sinh thông minh Apple thì sao?

JK Shin xứng đáng là nhạc trưởng của dàn nhạc Samsung ở thời điểm hiện tại 

Đọc thêm