Kim Dotcom “tố” Google, Facebook ăn cắp bản quyền

Kim Dotcom “tố” Google, Facebook ăn cắp bản quyền ảnh 1

Kim Dotcom doạ sẽ kiện Facebook, Google và Twitter

Xác nhận hai bước (Two-Step Verification) là tính năng truy cập trang web bằng mật khẩu nhập một lần, và mật khẩu này được gửi về điện thoại mỗi khi bạn truy cập vào dịch vụ. Do đó, nếu ai cần đăng nhập vào tài khoản của bạn thì người đó phải biết được mật khẩu chính, và cả một mã xác nhận được gửi về điện thoại của bạn.

Kim Dotcom, cha đẻ của trang web chia sẻ đình đám MegaUpload đã bị chính phủ Mỹ truy quét từ đầu năm ngoái, cho biết đã được cấp bằng sáng chế cho công nghệ xác nhận 2 bước. Trong một loạt tin nhắn trên Twitter, Kim Dotcom đã phơi bày bằng chứng là tấm bằng sáng chế được cấp năm 1997. Người đàn ông nổi tiếng với các vụ ăn chơi đã tố cáo các ông lớn Google, Facebook, và Twitter đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của ông.

Kim Dotcom “tố” Google, Facebook ăn cắp bản quyền ảnh 2

Kim Dotcom tố các ông lớn trên mạng xã hội.

“Tôi đã chưa bao giờ kiện họ. Tôi tin việc chia sẻ kiến thức và ý tưởng sẽ khiến cho xã hội tốt hơn”, Dotcom nói. Tuy nhiên, bây giờ tôi sẽ kiện vì những gì mà chính Phủ Mỹ đã làm đối với tôi.

Trong khi người dùng Internet đang bắt đầu cảm thấy yên tâm với công nghệ xác nhận hai bước thì tuyên bố của Dotcom như một gáo nước lạnh. 

Tuy nhiên, bằng chứng của Dotcom cho thấy ông này đã đệ đơn xin bằng sáng chế vào năm 1998 dưới tên chủ sở hữu là “Kim Schmitz”, tuy nhiên, thực tế không phải Kim Dotcom là người đầu tiên xin cấp phép. Trang The Guardian cho hay hai hãng Ericsson và Nokia đã sở hữu công nghệ này từ năm 1994.

Hiện tại không rõ Dotcom có đệ đơn kiện lên toà án tối cao hay không, nhưng ông trùm công nghệ này cho biết ông cần có một nguồn tài chính từ các công ty để bảo lãnh ông thoát khỏi lao lý.

Trước đó, dịch vụ chia sẻ dữ liệu số 1 thế giới Megaupload đã bị đóng cửa vào tháng 1/2012, còn nhà sáng lập Kim Dotcom bị cảnh sát New Zealand bắt giữ vì những cáo buộc vi phạm bản quyền.

Kim Dotcom đã phủ nhận mọi cáo buộc chống lại mình và chống lại một lệnh dẫn độ từ New Zealand sang Mỹ, nơi Kim Dotcom có thể bị kết án nhiều năm tù giam.

Theo Khôi Linh (Dân trí)

Đọc thêm