Coi chừng bị lừa khi đăng kí thông tin SIM

Vì lo ngại bị khóa một chiều, nhiều người đã phải bỏ dở công việc để đến các điểm giao dịch của nhà mạng để cập nhật thông tin thuê bao và chụp ảnh chân dung theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP. Điều ngược đời là trên CMND hoặc thẻ căn cước nộp trước đó đã có sẵn hình ảnh của chủ thuê bao?!

3 cách trích xuất văn bản tiếng Việt trên hình ảnh
3 cách trích xuất văn bản tiếng Việt trên hình ảnh
(PLO) - Công nghệ OCR (nhận dạng kí tự quang học) cho phép người dùng biến chữ viết tay hoặc chữ đánh máy trên hình ảnh thành văn bản thông thường, giúp tiết kiệm thời gian và công sức thay vì bạn phải ngồi nhập liệu lại toàn bộ văn bản như trước đây.

Lợi dụng việc xếp hàng tại các điểm giao dịch, một số người đã xưng mình là nhân viên nhà mạng và nhận đăng kí dùm thông tin với mức giá khoảng 60.000 - 100.000 đồng. Cụ thể, tài khoản Facebook Tuyết Tồ đăng tải nội dung như sau: “Ai chưa cập nhật ảnh chân dung SIM của mình cứ gửi thông tin qua em làm không cần qua điểm giao dịch xô đẩy chen lấn. Giá chỉ 60.000 đồng/bộ (đã chính chủ) hoặc 100.000 đồng (chưa chính chủ). Lưu ý, cần chụp rõ 2 mặt của CMND và ảnh chân dung… và chuyển khoản hoặc nhắn mã nạp thẻ điện thoại trước”.

Tương tự, trước đó cũng có một người sử dụng số điện thoại cá nhân 08886202** tự xưng là nhân viên VinaPhone, đề nghị cung cấp ảnh CMND và ảnh chân dung để cập nhật thông tin thuê bao. Phía nhà mạng khẳng định nhân viên chỉ được phép sử dụng số điện thoại cố định hoặc số tổng đài để liên hệ với khách hàng, chứ không được phép hỗ trợ thông qua số di động cá nhân.

Rõ ràng, yêu cầu đăng kí thông tin thuê bao di động trả trước của nhà mạng đã tạo kẻ hở, cho phép kẻ gian có thể thu thập và trục lợi từ thông tin cá nhân của người dùng, đơn cử như bán thông tin cho các bên quảng cáo, bất động sản, bán SIM… Do đó, mọi người cần thực sự tỉnh táo khi cung cấp thông tin cá nhân cho người khác.

Đây chỉ là một trong nhiều cách để thu thập thông tin cá nhân, trước đó trên Facebook từng rộ lên rất nhiều fanpage giả mạo các thương hiệu lớn, tạo dựng các chương trình khuyến mãi, tặng quà… và yêu cầu người dùng để lại họ tên, số điện thoại và địa chỉ để gửi quà, đánh vào đối tượng người dùng thiếu hiểu biết và ham rẻ. Không khó để nhận ra đây chỉ là những chiêu thức để dụ người dùng cung cấp thông tin cá nhân, tuy nhiên, không hiểu sao vẫn có rất nhiều người tin tưởng và làm theo.

Để cập nhật thông tin thuê bao di động trả trước, người dùng chỉ cần cài đặt ứng dụng My Viettel, My MobiFone hoặc My VinaPhone trên điện thoại là đã có thể đăng kí thông tin ngay tại nhà mà không cần đến các điểm giao dịch. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thông tin bài viết Cách cập nhật thông tin thuê bao của 3 nhà mạng tại nhà.

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.

6 mẹo giúp smartphone Android an toàn hơn
6 mẹo giúp smartphone Android an toàn hơn
(PLO)- Giống như máy tính, smartphone cũng tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật và bị tấn công nhiều lần bởi các phần mềm độc hại như Pegasus, AdUps… Làm thế nào để hạn chế tình trạng trên?

 

Đọc thêm