Cẩn trọng với việc nâng cấp hệ điều hành

Thế nhưng thực tế không phải như vậy, những hệ điều hành mới luôn đòi hỏi thiết bị chạy với công suất lớn hơn và luôn chiếm bộ nhớ của máy nhiều hơn. Đặc biệt là những hệ điều hành mới luôn ẩn chứa hàng loạt lỗi phát sinh sẽ khiến không ít người dùng phải khổ sở.

Mới đây, hai tuần sau khi tung ra iOS 8, Apple đã phải cho người dùng tải về iOS 8.0.1 nhưng phiên bản cập nhật này lại gây ra nhiều lỗi khó chịu như mất sóng, đơ cảm biến vân tay... Trước đó với iOS 8, khi cài ứng dụng thì hàng loạt thiết bị chạy chậm, đặc biệt là Facebook, Camera 360... đều hoạt động thiếu ổn định.

Nhiều người dùng iPhone đang khổ sở với hệ điều hành mới.

Không chỉ với iOS, các hệ điều hành Android mới cũng mắc rất nhiều lỗi, gần đây nhất là Android 4.4.2 với lỗi mm-qcamera-daemon khiến hầu hết thiết bị ngốn pin nhanh hơn mọi khi. Ngoài ra hệ điều hành này còn mắc hàng loạt lỗi khác như khó kết nối dữ liệu, vô cớ khởi động lại máy, các phím tắt ứng dụng “không cánh mà bay”… Google đã phải tung bảng Android 4.4.3 giúp vá hàng loạt lỗi trên phiên bản trước đó.

Theo giới công nghệ, với những thiết bị cũ thì việc nâng cấp hệ điều hành cần hết sức cẩn trọng. Đơn cử như việc nâng cấp một chiếc iPhone 4 lên iOS 7 hay iOS 8 là vấn đề đáng suy ngẫm. Các nhà sản xuất phần lớn cho phép người dùng nâng cấp và công bố thiết bị sẽ hoạt động tốt. Thực tế không ít thiết bị sau khi nâng cấp đã bị chậm thất thường vì không đáp ứng đủ yêu cầu của hệ điều hành mới. Riêng với các hệ điều hành mới ra mắt thì lại luôn tiềm ẩn khá nhiều lỗi, thế nên người dùng cần hết sức cẩn trọng bởi sau khi nâng cấp việc hạ lại hệ điều hành là cả một vấn đề lớn.

TÂM BẢO

Đọc thêm