5 mẹo kiềm soát cơn giận dữ trên mạng

5 mẹo kiềm soát cơn giận dữ trên mạng ảnh 1

Uống rượu hay dùng Facebook (hay gửi tin nhắn, e-mail, làm bất cứ thứ gì liên quan tới mọi người khác) đều không còn là giải pháp khôn ngoan. Tuy nhiên, có vẻ chúng ta đều học được quá ít thông qua những sự kiện đả kích lan tràn hàng ngày trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Mới tuần trước, một nhân viên PR của trò chơi “Duke Nukem” đã buông những lời giận dữ trên tài khoản Twitter của mình sau khi đọc những nhận xét chia rẽ khách hàng từ các chuyên gia viết đánh giá. Và tất nhiên, anh ta bị đuổi việc. Đó không phải là trường hợp duy nhất bị sa thải do bày tỏ thái độ tức giận trên các phương tiện truyền thông.

Công việc, lại cũng không phải là thứ duy nhất bạn đánh mất sau phút nóng nảy – tiếp theo đó có thể là những mối quan hệ bạn bè và quan hệ xã hội khác. Bạn đang đứng một mình trong mớ bong bóng kĩ thuật số, và không thể thấy chính xác hậu quả trực tiếp từ ngôn từ của mình tới những người khác hay việc thu thập các chứng cứ cần thiết cho một phản ứng bạn đáng phải nhận. Và do đó, bạn “tự do” bùng nổ mọi sự giận dữ.

Hãy đọc 5 mẹo dưới đây để kiểm soát cơn giận dữ của mình.

1. Chơi game

Trước khi bạn kịp tức giận vì một tin nhắn đáng tức giận, hãy “đốt cháy” cơn giận trong những trò chơi như “Angry Birds” hay tương tự.

Chuyển sự giận dữ lên những con chim hay heo trong trò chơi. Dù bằng cách nào, khi chơi được vài vòng, bạn có thể đủ bình tĩnh để đọc tiếp tin nhắn và phát hiện, chính lỗi “tự động sửa chữa” là nguyên nhân khiến tin nhắn trở nên “đáng tức giận”.

2. Tự viết email cho mình

Đồng nghiệp của bạn vừa làm một chuyện vô cùng ngớ ngẩn (kẻ mà kĩ năng duy nhất trên CV là “gia đình trị”). Trước khi bạn bắn ra một e-mail với tất cả những chữ viết hoa và nhấn “gửi”, hãy điền e-mail của bạn ở phần người nhận.

Chờ 15 phút và nhìn lại vào thứ bạn định gửi đi. Có lẽ bạn sẽ muốn sửa lại những thứ dạng như: “ĐỒ NGU NGỐC! ĐỒ CON KHỈ NGU NGỐC!” sang những lời lẽ bớt đả kích hơn.

3. “Khai quật” máu hài hước

Lí do khiến trang blog cá nhân mang tên “Dumb Tweets at Brands” phải “nghỉ hưu non” chính vì những lời châm chọc trên blog có thể là bằng chứng khiếu nại hợp pháp của các thương hiệu bị công kích.

Nếu bạn có dù chỉ 1 phần trăm hài hước trong máu, hãy khai quật nó lên và mở tài khoản Twitter kiểu @BPGlobalPR – tài khoản mở ra sau vụ tràn dầu của Gulf Coast. Dồn tinh thần cho kênh trào phúng mới này, và nó sẽ khiến bạn (có vẻ) thông minh hơn.

4. “Mẹ sẽ nói gì?”

Hãy xem lại các cài đặt bảo mật của Facebook trước khi bạn kịp gửi một status ngu ngốc nào đó lên tường. Mọi người, mẹ của họ - hay mẹ của bạn, dều có thể nhìn thấy điều này. Phần lớn mọi người đều không bỏ thời gian quan tâm tới những lời chửi rủa của bạn, nhưng không có nghĩa là họ-không-để-ý.

Sau một cuộc bạo loạn nổ ra ở Vancouver, một người đàn ông tên Brock Anton đã “khoe khoang thành tích” của mình trên Facebook: “Đốt xe cảnh sát, chọc thủng lốp xe, đốt vài chiếc xe cảnh sát khác…” và nổi như cồn vì hành động của mình, và trở thành biểu tượng bạo lực.

Dù có thể không xảy ra tình trạng như Anton, bạn cũng có thể gõ ra những thứ khiến hối hận sau này như 35% người Mỹ đã làm (dựa theo nghiên cứu từ Retrovo). Khi bạn có ý khoe khoang cơn giận dữ của mình, hãy quan sát mẹ mình và cân nhắc lại một lần nữa về những điều định làm.

5. Ra ngoài

Ngồi trước màn hình máy tính cả ngày có thể khiến bạn mất khả năng kiểm soát. Hãy ra ngoài và đón ánh mặt trời nếu không muốn trở thành một “thây ma”.

Brenna Ehrlich và Andrea Bartz là những bộ não đứng sau cuốn sách Stuff Hipsters Hate và một blog châm biếm. Ehrlich là biên tập tại website Mashable và Bartz là biên tập viên tin tức tại Psychology Today.

Theo Hải Lam (ICTnews / CNN)

Đọc thêm