Phán quyết mới tại Mỹ về việc theo dõi thông tin

Tòa án đã cho rằng chương trình giám sát (dữ liệu di động) của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (Mỹ), mở rộng ra là Mục 215 của bộ luật Patriot, là hợp pháp. Tuy nhiên, tòa án trên cũng không chỉ ra rằng nhưng thông tin theo dõi trên có vi phạm quyền riêng tư hay không, đây là điều mà các tổ chức như ACLU đã từng bị cáo buộc có vi phạm.

Theo phiên xét xử, thì bộ luật Patriot – vốn được viết bằng tiếng Anh, không hề có một “phần nghĩa” nào nhằm nói về việc cho phép thu thập thông tin cá nhân như Edward Snowden đã nói lúc trước. Những dữ liệu đã được thu thập không chứa bất kì nội dung cuộc gọi nào, chỉ lưu trữ lại số điện thoại người gọi đến và gọi đi và thời gian thực hiện cuộc gọi. Tổng lượng thông tin được thu thập thật sự khổng lồ, nhưng ý tưởng về việc “mò kim đáy bể” để tìm những “mầm mống” khủng bố thật sự khá mông lung.

Quan tòa không có bất kì thông tin nào để chứng tỏ những theo dõi trên thật sự “có lợi”, dù văn bản kiện cáo đã lên đến 100 trang. Nhưng theo lời giải thích từ tòa án thì “những hoạt động của chính quyền không có bất kì mối liên hệ sâu xa, cũng như liên quan đến mục đích cá nhân. Những thông tin thu thập ở trên thật sự (tốt đến) đáng kinh ngạc”.

Bộ luật Patriot Act sẽ hết hiệu lực vào 1/6 sắp tới, và sẽ có những điều chỉnh so với phiên bản vào năm 2001. Mục 215 sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi cả hai bên Quốc Hội để đưa ra những “giới hạn” nhất định trong việc kiểm soát thông tin người dùng. Bộ luật về tự do cá nhân của Mỹ cũng sẽ có một số thay đổi khi những dữ liệu từ NSA được tổng hợp và có được sự hỗ trợ bên phía Nhà Trắng.

Chính phủ Mỹ sẽ đảm bảo tính riêng tư cho những thông tin được thu thập?

Những phán quyết của toàn án không bắt NSA phải ngưng chương trình giám sát của họ vì tính hợp pháp từ những trích dẫn lấy từ lập pháp của Quốc Hội. Nhưng quan tòa cũng “nhắc nhở” những nhà làm luật của chính quyền nên cân nhắc về việc chuẩn bị các văn bản cần thiết cho những nghiên cứu (lẫn kiện cáo) trong tương lai. “Đây được xem là sự mở rộng chưa từng có tiền lệ, cũng như gây dựng niềm tin về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân cho người dân Mỹ”.

Đọc thêm