Hóa chất độc hại, đá gà ăn tiền lên Facebook


1) Cờ bạc công khai
Chỉ cần dạo sơ một vòng trên Facebook, bạn sẽ thấy có rất nhiều mẩu tin, video được đề xuất nói về đá gà trực tuyến (bỏ tiền chạy quảng cáo). Các hình thức cờ bạc ăn tiền như đánh bài, ghi đề, cá độ đá banh hay đá gà đã làm không ít gia đình phải tan vỡ và nhiều người vướng vào vòng lao lý. Ban đầu thì chỉ chơi thử, nhưng ngờ đâu máu đỏ đen lại nổi lên và bị cuốn vào các trò chơi này từ lúc nào không biết.

Hóa chất độc hại, đá gà ăn tiền lên Facebook ảnh 1

Khi người viết thử truy cập vào trang web http://daga.... thì thấy có rất nhiều thông tin về cách chọn gà, chăm sóc gà, kinh nghiệm… tuy nhiên nếu nhìn sơ qua thì chỉ thấy toàn thông tin vô hại chứ không hề có bảng cá độ nào cho đến khi kích vào nút Đăng Ký. Để tham gia cá cược trực tuyến, người dùng cần phải nhập vào các thông tin cá nhân cùng tài khoản ngân hàng dùng để thanh toán.

Hóa chất độc hại, đá gà ăn tiền lên Facebook ảnh 2

Ngoài hình thức đá gà thì tại đây còn có rất nhiều trò cá cược khác như đánh bài, xổ số, cá độ đá banh, tài xỉu… và để chơi được thì bạn phải nạp tiền từ ngân hàng vào đây. Những tưởng rằng các hành vi đánh bạc ăn tiền thì sẽ bị cấm, nhưng giờ đây nó lại được công khai thẳng trên Facebook và thách thức các cơ quan chức năng. 
2) Khi hóa chất độc hại lên sàn Facebook
Nhiều người thường chia sẻ các bài đăng về giày dép, quần áo, mì gói, đồ ăn… của Trung Quốc có đỉa, thực hư ra sao thì chưa rõ nhưng trước mắt là có một bộ phận dân ta vì ham tiền, ham lợi nhuận nên đã sử dụng các loại hóa chất, phụ gia độc hại để kinh doanh buôn bán hòng kiếm lời nhiều hơn.

Hóa chất độc hại, đá gà ăn tiền lên Facebook ảnh 3

Gần đây nhất là vụ fanpage Cửa Hàng Hóa Chất Kim Biên rao bán công khai các hóa chất, phụ gia tạo mùi cho cà phê, một thức uống vốn rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Với lời rao đầy thu hút như sau: 
CÀ PHÊ PHA SẴN CHO QUÁN: SIÊU TIỆN LỢI, SIÊU LỢI NHUẬN!
Thơm ngon nức mũi. Chỉ 1.300đ/ly, quán có thể bán 12.000đ hoặc hơn. Có 3 loại mùi: Robusta, Moka và Brazil. Phù hợp cho căn-tin trường học, bệnh viện, quán cà phê. Giá 150.000đ/bình 5 lít. Free ship 5 bình (trong thành phố). Mua 10 bình trở lên có chiết khấu. Tìm đại lý ở tỉnh. Vui lòng Inbox.”

Hóa chất độc hại, đá gà ăn tiền lên Facebook ảnh 4
 Ly cà phê, một thức uống không thể thiếu của nhiều người

Rõ ràng, chỉ với những hương liệu, hóa chất pha sẵn này thì bạn sẽ có ngay một ly cà phê đen nóng, thơm ngon, đắng và đặc. Giá vốn hiện tại cho một ly sử dụng hóa chất chỉ dao động trong khoảng từ 3.000 - 4.000đ, và giá bán ra thì từ 10.000đ trở lên, lời tới 2, 3 lần do đó không ít người đã bị đồng tiền làm mờ mắt và mua hóa chất về pha bán.
Có hai luồng phản ứng khác nhau khi cộng đồng Facebook đọc được tin này, một là tag tên người thân vào để họ biết mà đến mua về bán, hai là tỏ ý trách móc người bán sao ác quá, ăn ở thất đức, tuy nhiên người bán vẫn trả lời rất tỉnh bơ là “ngu thì chết” hoặc “ngu mua ráng chịu?”.

Hóa chất độc hại, đá gà ăn tiền lên Facebook ảnh 5

Với giá thành rẻ mà được một ly cà phê thơm ngon, đen, đắng thì chỉ có sử dụng hóa chất Trung Quốc thôi”, người bán cho biết. Rõ ràng là chính chúng ta đang tự giết đồng bào của mình vì lợi nhuận chứ không phải là ai khác, đơn cử như thịt thối làm chà bông, xương thối làm bột nêm, dầu ăn bẩn, gạo siêu nở, trà sữa trân châu làm bằng vỏ bánh xe, bánh tráng trộn và khô bò bằng nhựa dẻo, mực cao su… và thậm chí là tăm tre cũng còn bị làm giả.

Cà phê là một thức uống không thể thiếu trong đời sống hiện nay, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi từ lề đường cho đến những hàng quán sang trọng. Nói như vậy không đồng nghĩa với việc những người bán cà phê lề đường, cà phê mang đi hay cà phê di động (bỏ thùng cà phê trên xe máy rồi vừa chạy vừa bán) là sử dụng hóa chất, bởi có nhiều người không đặt nặng vấn đề lợi nhuận làm đầu mà thay vào đó là chất lượng và sự hài lòng của khách hàng. 

 
Theo thống kê thì lượng người mắc ung thư ở nước ta ngày càng tăng ở độ tuổi rất trẻ. Mỗi năm, Việt Nam có từ 130.000 - 160.000 trường hợp mắc ung thư, trong đó có khoảng 85.000 -115.000 người tử vong do căn bệnh này (gấp 7-10 lần số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông).

Đọc thêm