Trung Quốc sử dụng LinkedIn để tuyển gián điệp ở Mỹ?

Theo Reuters, các nhà cầm quyền đang kêu gọi Microsoft, công ty sở hữu LinkedIn đóng cửa các tài khoản giả mạo tương tự như Twitter đã thực hiện trước đó. LinkedIn có khoảng 575 triệu người dùng, nhỏ hơn nhiều so với Facebook, tuy nhiên đây là một công cụ quan trọng đối với những người tìm kiếm việc làm. 

Evanina đã đưa ra một số bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã tuyển dụng gián điệp bằng cách sử dụng LinkedIn. Bằng chứng được cung cấp bởi Kevin Mallory, một sĩ quan CIA đã về hưu. Mallory đã được tuyển dụng trên LinkedIn để về làm gián điệp cho Trung Quốc và đã bị bắt sau khi trở về từ Thượng Hải với 16.000 USD tiền mặt không khai báo. Khi FBI kiểm tra điện thoại, họ đã khám phá ra lịch sử về các văn bản đã xóa trên WeChat giữa anh ta và người quản lý ở Trung Quốc. Không rõ chính xác thông tin mà Mallory đã chuyển cho Trung Quốc để đổi lấy khoản thanh toán vì phần lớn nội dung đã được chỉnh sửa.

William Evanina. Ảnh: Internet

Tương tự, vào hồi năm ngoái các dịch vụ tình báo của Đức cũng cáo buộc Trung Quốc đang nhắm vào các nhân viên chính phủ, ít nhất hơn 10.000 người đã được kêu gọi.

Các dịch vụ tình báo Trung Quốc đang sử dụng chiến lược tấn công mới trong không gian kỹ thuật số. Các mạng xã hội, đặc biệt là LinkedIn, được sử dụng một cách đầy tham vọng để thu thập thông tin và tuyển dụng. Chúng tôi đang đối phó với các nỗ lực xâm nhập vào quốc hội, các bộ và cơ quan quản lý" - Hans-Georg Maassen, người đứng đầu Cơ quan Liên bang về bảo vệ hiến pháp Đức, cho biết.

Phía Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Mỹ có “động cơ thầm kín” và những lời cáo buộc trên “hoàn toàn vô nghĩa”. Tình hình thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày một căng thẳng, Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ công bố các mức thuế mới đối với Trung Quốc vào tuần tới và có kế hoạch tăng thêm áp lực lên Bắc Kinh để hạn chế nạn gián điệp công nghiệp.

Theo Reuters, Trung Quốc không chỉ nhắm vào các nhân viên chính phủ. FBI ước tính Trung Quốc đã thực hiện nỗ lực gián điệp tại Mỹ khi cố gắng kết nối với các công ty học thuật, nơi mọi thứ từ bí mật thương mại công nghệ đến nghiên cứu học thuật dường như vô hại lại trở nên có giá trị cho nhu cầu tình báo của Trung Quốc.

 Phát ngôn viên LinkedIn - Nicole Leverich chia sẻ với trang Gizmodo: “Chúng tôi tích cực tìm kiếm các dấu hiệu hoạt động được nhà nước tài trợ trên nền tảng và nhanh chóng xóa bỏ các tài khoản giả mạo bằng cách sử dụng thông tin khám phá từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả các cơ quan chính phủ. Chúng tôi thực thi chính sách của mình, điều này rất rõ ràng, việc tạo tài khoản giả mạo hoặc hoạt động gian lận là vi phạm các điều khoản dịch vụ”.

 Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc bị cáo buộc gián điệp, đánh cắp bí mật thương mại… Trước đó, FBI cũng đã bắt Xiaoqing Zheng, một kỹ sư người Mỹ gốc Hoa, vì tội ăn cắp bí mật thương mại về công nghệ tuabin cho các công ty Trung Quốc.

 Zheng được General Electric thuê làm kỹ sư chính vào năm 2008 và ông cũng mở một công ty riêng tại Trung Quốc vào năm 2015. GE bắt đầu theo dõi máy tính của Zheng sau khi phát hiện ông sử dụng USB để lấy ít nhất 19.020 tập tin dữ liệu. Sau một cuộc điều tra kéo dài bốn năm, FBI đã bắt giữ Zheng sau khi khám xét nhà ông, họ tịch thu hộ chiếu và tìm thấy một số thứ quan trọng như cuốn sổ tay ghi chú các công ty được cung cấp dữ liệu. Theo ghi nhận, Zheng đã đến Trung Quốc năm lần trong hai năm qua.

Các quan chức thực thi pháp luật đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về sự thâm nhập và gián điệp của Trung Quốc tại các cơ sở giáo dục của Mỹ. Giám đốc FBI Christopher A. Wray cho biết văn phòng hiện đang theo dõi thận trọng khi chính phủ Trung Quốc mở rộng sự hiện diện tại các cơ sở của Mỹ theo nhiều cách, đơn cử như thông qua Viện Khổng Tử và các mối quan hệ đối tác nghiên cứu.

Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ cũng tung ra một loạt các hành động để đối đầu với sự xâm lược kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt là việc trộm cắp tài sản trí tuệ, chuyển giao công nghệ…

Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết trên Kynguyenso.plo.vn cho nhiều người cùng biết.

 

Đọc thêm