Hệ thống cảnh báo chất lượng không khí tại TP.HCM

Tập trung chủ yếu vào lĩnh vực tương tác thời gian thực và ứng dụng của các hệ thống này trong các hoạt động triển khai xây dựng một đô thị thông minh (smart city), đô thị hiện đại lấy người dân làm “trung tâm của sự phục vụ”.

Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Kỳ Phùng (Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ tính toán, PGĐ Sở KHCN TP.HCM) cho biết, các tham luận tại Smart City 360 độ năm nay hướng tới đến chương trình nghiên cứu CNTT phục vụ đô thị thông minh.

Mở đầu là bài tham luận với chủ đề Hệ thống quan trắc và cảnh báo chất lượng không khí. Đây là nội dung chính trong đề tài nghiên cứu ứng dụng Xây dựng hệ thống dự báo không khí vùng TP.HCM. Quá trình mô phỏng và tính toán dựa trên dữ liệu phát thải từ các nguồn giao thông và công nghiệp, đây là 2 nguồn chính đóng góp tải lượng phát thải nhiều nhất vào không khí trên địa bàn TP.HCM.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng phát triển một mô hình tính toán về khí thải phát ra từ các phương tiện giao thông, kết hợp giải thuật nhận dạng và đếm lượng xe trích xuất từ hình ảnh từ camera giao thông tại một số điểm. 

Phát biểu tại họp báo công bố sự kiện Smart City 360 độ lần thứ 2 năm 2018, tiến sỹ Đoàn Xuân Huy Minh - đại diện Ban tổ chức khẳng định “Từ hoạt động trong những năm qua, Viện Khoa học và Công nghệ tính toán (đơn vị thuộc Sở KHCN TP.HCM) nhận thấy nếu không có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp thì rõ ràng hoạt động nghiên cứu chỉ xoay quanh vấn đề về nghiên cứu lý thuyết. Để ra được thị trường thì chúng tôi bắt buộc phải bắt tay với doanh nghiệp nhằm xác định lại mục tiêu cũng như nhu cầu của thị trường, rồi từ đó đưa ra những nghiên cứu phù hợp hơn với ứng dụng thực tiễn”.

Riêng những hoạt động nghiên cứu giải pháp cho đô thị thông minh thì Viện Khoa học và Công nghệ tính toán cũng xác định được mục tiêu nghiên cứu của Viện và cũng đã tham gia một số chương trình ứng dụng của Thành phố, ví dụ như chương trình chống ngập.

Đọc thêm