Lazada bị doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm

Đây được xem là động thái mở rộng thị trường ra bên ngoài Trung Quốc của Alibaba. Theo đó, công ty đã bỏ ra khoảng 1 tỉ USD để đầu tư, đồng thời mua lại cổ phiếu của những nhà đầu tư trong Lazada, bao gồm Rocket Internet SE, chuỗi siêu thị Tesco và Kinnevik.

Trụ sở Alibaba. Ảnh: Bloomberg

Thỏa thuận này đánh dấu sự tìm kiếm tăng trưởng trong tương lai.” Marie Sun, nhà phân tích của Dịch vụ Đầu tư Morningstar cho biết. Đây là thương vụ lớn nhất của Alibaba ở nước ngoài cho đến nay. Trước đó, công ty cũng đồng ý trả 5 tỉ USD để kiểm soát dịch vụ video Youku Tudou (Trung Quốc) vào năm 2015.

Lazada được thành lập vào năm 2012 bởi Rocket, trang thương mại điện tử này hoạt động chủ yếu ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Việc mở rộng ở nước ngoài đòi hỏi công ty cần phải đầu tư nhiều vào lĩnh vực logistics." Li Yujie, một nhà phân tích của Viện Nghiên cứu RHB tại Hồng Kông cho biết. “Việc Alibaba có thể làm lúc này là tích hợp các doanh nghiệp và giới thiệu sản phẩm Trung Quốc lên Lazada để xuất khẩu ra nước ngoài, mà cụ thể hơn là thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng, trong đó có Việt Nam”.

Có thể nói, đa số các trang thương mại điện tử tại Việt Nam thường phát triển rất nhanh, tuy nhiên việc này cũng khiến họ không thể kiểm soát được hết chất lượng hàng hóa, và kết quả là thiệt hại hay hư hỏng luôn là phần mà người mua phải gánh chịu.

Đây cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa các trang thương mại điện tử tại Việt Nam so với Amazon hay nhiều dịch vụ khác trên thế giới, bởi nếu họ giao hàng sai hoặc sản phẩm không đúng chất lượng thì người dùng sẽ được đổi cái mới, thậm chí là được hoàn tiền và tặng thêm thẻ quà tặng.

Lazada bị doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm ảnh 2
Chiếc đèn bàn không hề giống sản phẩm đăng trên Lazada. Ảnh: V.T 

Đã có rất nhiều trường hợp mua hàng trực tuyến trên Lazada, nhưng khi đồ được giao đến thì lại thiếu cái này hoặc mất cái kia, không đúng như trong hình. Rõ ràng trên đây chỉ là một trong nhiều trường hợp bên bán lập lờ, “treo đầu dê bán thịt chó”, hàng giao đến không đúng như hình sản phẩm đã đăng bán, những tưởng rằng việc này chỉ xảy ra đối với các sản phẩm mì gói hay bánh mì ngọt…

Thêm vào đó, việc tự nâng giá thành sản phẩm lên gấp 3, 4 lần rồi hét giảm mạnh vốn cũng chẳng còn là mới.

Lazada bị doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm ảnh 3
Có khá nhiều người phàn nàn về chất lượng hàng hóa trên Lazada. Ảnh: MH

Để hạn chế tối đa tình trạng này, người dùng mua hàng trực tuyến hãy nhớ tham khảo nhiều trang web khác nhau, luôn luôn kiểm tra các bình luận ở phía bên dưới để có cái nhìn khách quan hơn, nhằm tìm được cho mình một sản phẩm đúng chất lượng và phù hợp với túi tiền bỏ ra.

  

Đọc thêm