Brazil và cách trị ‘anh hùng bàn phím’

Ai cũng có thể sử dụng Internet, nhưng nếu nghĩ rằng lên mạng thì muốn nói gì cũng được là hoàn toàn sai lầm. Điển hình mới gần đây nhất là vụ 3 bạn học sinh THCS tại Bình Định, Daklak và Vũng Tàu đã lập tài khoản Facebook giả mạo thành viên IS, gây hoang mang trong cộng đồng những ngày vừa qua.
Công an đã nhanh chóng tìm ra người đứng sau những tài khoản này, tuy nhiên cả ba đều chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm với hành động của mình nên được đưa về cho nhà trường và gia đình dạy dỗ.

Brazil và cách trị ‘anh hùng bàn phím’ ảnh 1
Giả mạo Facebook IS để gây hoang mang dư luận. Ảnh: MH 

Tất nhiên, vấn nạn “trẻ trâu” và “anh hùng bàn phím” không chỉ tồn tại ở nước ta mà nó còn xảy ra ở nước ngoài, đặc biệt là những nước ở châu Mỹ và Đông Âu, nơi thường xuyên diễn ra nạn phân biệt chủng tộc. Vậy hãy cùng xem cái cách mà họ giải quyết vấn đề này như thế nào.
Chiến dịch “Phân biệt chủng tộc ảo, hậu quả thật” được khởi xướng bởi W3Haus (một tổ chức phi chính phủ do vài nhà báo lập ra), giúp ngăn chặn và dạy cho những người phân biệt chủng tộc một bài học về việc bôi nhọ người khác trên web. Bằng cách in những tấm băng-rôn to tướng có chứa đoạn status xúc phạm mà người kia đã đăng lên Facebook, sau đó đem treo ở gần khu nhà của người đó hoặc ở chợ trời, nơi có đông người qua lại. 

Brazil và cách trị ‘anh hùng bàn phím’ ảnh 2
 Treo những đoạn status phân biệt chủng tộc ra giữa đường. Ảnh: MH

Chiến dịch này được bắt đầu vào tháng 7/2015, và mục tiêu mà họ đặt ra là giúp người khác nhận ra hành vi “gõ bàn phím, bình thiên hạ” của mình là sai trái. Hiện tại, nó đã mang lại rất nhiều kết quả tích cực, và dự kiến cách thức này sẽ được nhân rộng ra nhiều thành phố như Rio de Janeiro hay Porto Alegre (Brazil).
Hãy nhớ, người ta có thể sẽ quên hết những gì bạn nói, quên hết mọi việc bạn làm, nhưng cái cảm giác mà bạn mang lại cho họ thì họ sẽ không bao giờ quên.

Đọc thêm