9 cách hack Facebook mà tin tặc thường sử dụng

1. Hack tài khoản Facebook bằng cách lừa lấy mật khẩu

Đây là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để hack tài khoản Facebook. Theo đó, tin tặc sẽ tạo ra các trang web đăng nhập giả mạo giống với Facebook và yêu cầu nạn nhân đăng nhập. Nếu làm theo, các thông tin cá nhân như địa chỉ email (hoặc số điện thoại), mật khẩu sẽ được lưu lại và gửi về cho tin tặc. 


Xem thêm:

Tự động thoát group Facebook sau 10 giây - Dạo gần đây, tình trạng bị bạn bè thêm vào các group tào lao trên Facebook đang ngày càng gia tăng khiến không ít người bực mình và phải hủy kết bạn. Làm cách nào để ngăn chặn triệt để vấn đề này?


gia-mao-facebook
Giả mạo trang web đăng nhập Facebook để lừa người dùng. Ảnh: MH

2. Hack tài khoản Facebook bằng keylogger

Đây là một công cụ vô cùng nguy hiểm mà ngay cả những người rành công nghệ đôi khi cũng bị dính. Về cơ bản, keylogger là một chương trình nhỏ được cài đặt trên máy tính nạn nhân, ghi lại mọi thao tác của người dùng. Sau đó, nó sẽ tự động gửi kết quả lại cho những kẻ tấn công thông qua FTP hoặc địa chỉ email.

an-cap-mat-khau-bang-keylogger
Một công cụ khá phổ biến dùng để ăn cắp mật khẩu. Ảnh: Internet

3. Ăn cắp mật khẩu trên trình duyệt

Theo khảo sát thì có gần 80% người sử dụng Internet thường lưu trữ mật khẩu trên trình duyệt. Điều này khá thuận tiện, giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng đôi khi nó cũng chính là nguyên nhân khiến bạn bị mất tài khoản Facebook. Bởi hiện tại có khá nhiều phần mềm được thiết kế đặc biệt để dò ra mật khẩu trên trình duyệt. Do đó, người dùng nên cài đặt các ứng dụng quản lý và mã hóa mật khẩu như 1Password, Lastpass, Sticky Password… để được an toàn hơn. 

quan-ly-toan-bo-mat-khau-tai-mot-noi
Sử dụng các trình quản lý mật khẩu để được an toàn hơn. Ảnh: MH

4. Hijacking 

Hijacking rất nguy hiểm nếu như bạn đang truy cập Facebook bằng kết nối HTTP (không an toàn). Tin tặc có thể đánh cắp cookie được sử dụng để xác thực trên trình duyệt và sử dụng để truy cập vào tài khoản của nạn nhân. Việc cướp quyền này có thể diễn ra trên cả mạng LAN và Wi-Fi. 

5. Sidejacking với Firesheep

Việc tấn công bằng Sidejacking đã bùng nổ kể từ cuối năm 2010 và đến tận bây giờ nó vẫn còn được sử dụng. Công cụ mà tin tặc thường sử dụng chính là tiện ích Firesheep dành cho trình duyệt, nhắm mục tiêu vào những người sử dụng cùng kết nối HTTP trên cùng mạng Wi-Fi.

6. Cài phần mềm gián điệp lên smartphone

Hiện nay, đa số người dùng đều truy cập Facebook bằng smartphone. Do đó, tin tặc cũng đã phát triển các ứng dụng để theo dõi và ăn cắp thông tin, chẳng hạn như Mobile Spy, Spy Phone Gold… 

Xem thêm: Những dấu hiệu cho thấy smartphone đang bị theo dõi - Nếu thấy hóa đơn tiền điện thoại hằng tháng bỗng nhiên tăng bất thường, pin smartphone thì mau hết, 3G hay tự động kích hoạt… thì rất có thể chiếc điện thoại của bạn đang bị nhiễm phần mềm độc hại hoặc nghe lén.

phan-mem-gian-diep-tren-smartphone
Phần mềm gián điệp trên smartphone rất nguy hiểm. Ảnh: Internet

7. Chuyển hướng DNS

Nếu cả nạn nhân và tin tặc đang kết nối cùng một mạng, tin tặc có thể tạo ra một cuộc tấn công bằng cách giả mạo DNS và chuyển hướng người dùng đến trang Facebook giả mạo nhằm ăn cắp thông tin. 

8. Hack bằng USB

Nếu kẻ tấn công đã truy cập vào được máy tính của bạn, họ có thể chèn một USB được lập trình sẵn phần mềm với chức năng tự động quét và trích xuất mật khẩu được lưu trong trình duyệt. 

9. Tấn công theo phương thức Man in the middle

Nếu nạn nhân và kẻ tấn công ở cùng mạng LAN, hacker có thể đặt mình nằm giữa máy khách và máy chủ, nắm bắt tất cả dữ liệu, lưu lượng được truyền đi từ máy của bạn đến máy chủ và ngược lại. 

phuong-thuc-tan-cong-man-in-the-middle
Phương thức này sẽ đánh chặn dữ liệu mà bạn gửi đi. Ảnh: Internet

 

Đọc thêm